Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 (Phần 3) - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Toán

TIẾT 59: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 .; Củng cố nhân một số thập phân với một số thập phân.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đọc viết các số thập phân và cấu tạo của số thập phân.

3. Thái độ: HS yêu thích môn Toán.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Mời 2 HS lên đặt tính rồi tính: 7,56 x 1,6 ; 8,05 x 12,32

- Lớp và GV nhận xét.

 

doc 16 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 (Phần 3) - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV kết luận.
dễ kiếm trong dân gian. Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.
- HS nêu kết luận sgk.
4. Củng cố (3 phút)
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm ngành công nghiệp, kể tên một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại nội dung bài học.	
- Chuẩn bị bài sau: Công nghiệp (tiếp).
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 24/11/2015
Ngày dạy:
Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2015
Tiết 1
Toán
Tiết 59: luyện tập
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ...; Củng cố nhân một số thập phân với một số thập phân.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đọc viết các số thập phân và cấu tạo của số thập phân.
3. Thái độ: HS yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Mời 2 HS lên đặt tính rồi tính: 7,56 x 1,6 ; 8,05 x 12,32
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Ví dụ
* Ví dụ 1
- Yêu cầu HS tính kết quả của phép nhân: 
142,57 0,1 = ?
- Yêu cầu HS nhận xét để rút ra kết luận sgk.
* Ví dụ 2
- Yêu cầu HS tính kết quả của phép nhân: 
531,75 0,01 = ?
- Yêu cầu HS nhận xét để rút ra kết luận sgk.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- 2 HS đọc ví dụ.
 142,57
 0,1 Vậy: 142,57 0,1 = 14,257
 14,257
+ Nếu chuyển dấu phẩy của số 142,57 sang bên trái một chữ số ta cũng được 14,257.
- 2 HS đọc ví dụ.
 531,75 0,01 = 5,3175
+ Nếu chuyển dấu phẩy của số 531,75 sang bên trái hai chữ số ta cũng được 5,3175
+ Khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, ... chữ số.	
HĐ 2: (20 phút)
Thực hành
+ Bài 1
- GV ghi từng phép tính lên bảng, yêu cầu HS ghi kết quả vào bảng con.
- GV nhận xét.
- HS ghi kết quả các phép tính vào bảng con.
 579,8 0,1 = 57,98
 805,13 0,01 = 8,0513
 362,5 0,001 = 0,3625
 38,7 0,1 = 3,78 
 67,19 0,01 =0, 6719 
 20,25 0,001 =0, 02025 
 6,7 0,1 = 0,67
 3,5 0,01 = 0,035
 5,6 0,001 = 0,0056
+ Bài 2
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV chữa bài.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Lớp làm vào vở sau đó 2 HS lên chữa bài (mỗi em làm 2 ý).
1000 ha = 10 km2 
12,5 ha = 0,125 km2
125 ha = 1,25 km2 
3,2 ha = 0,032 km2
- Lớp theo dõi, nhận xét bài.
+ Bài 3
- Gọi 1 em đọc bài toán.
- Yêu cầu làm bài cá nhân vào vở.
- GV nhận xét.
- 1 em đọc đề toán.
- Lớp làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ.
- Dán bài lên bảng.
- Lớp nhận xét.
Bài giải
Độ dài thật của quãng đường từ TP Hồ Chí Minh đến Phan Thiết là:
19,8 1000000 = 19800000 (cm)
19800000 cm = 198 km
 Đáp số: 198 km.
4. Củng cố (3 phút)
- Hệ thống kiến thức bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập.	
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Luyện từ và câu
Luyện tập về quan hệ từ
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Xác định được quan hệ từ trong câu, ý nghĩa của quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong câu cụ thể.
2. Kĩ năng: Sử dụng quan hệ từ đúng mục đích khi đặt câu.
3. Thái độ: Qua bài tập 3 thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài tập 1, 3 viết sẵn trên bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS lên đặt câu có quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng
- GV nhận xét, chốt lời giải:
A Cháng đeo cày. Cái cày của người H mông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào VBT.
- 1 em làm bảng phụ.
- HS nhận xét bài của bạn.
HĐ 2: (8 phút)
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.	
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS nêu miệng kết quả.
a) Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao.
b) Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một làng xa.
c) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
d) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và thương yêu tôi hết mực, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cộc cằn này.
HĐ 3: (8 phút)
Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm 4.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
HĐ 4: (5 phút)
Bài tập 4
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho HS thi đặt câu.
- GV nhận xét, sửa câu cho HS.
- 1 em nêu yêu cầu.
- HS thi đặt câu nối tiếp.
4. Củng cố (3 phút)
- Hệ thống kiến thức bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: MRVT: Bảo vệ môi trường.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Tập làm văn
Luyện tập tả người
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua 2 bài văn mẫu trong SGK.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng viết văn miêu tả.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thương con người.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giấy khổ to và bút dạ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- 2 HS đọc dàn ý bài văn tả một người trong gia đình đã làm ở tiết trước.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (20 phút)
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4.
- Gọi đại diện nhóm đọc phiếu đã hoàn chỉnh. 
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
- 1 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 4.
- 1 nhóm làm vào giấy khổ to, dán bài lên bảng. 
- Nhóm đọc bài.
Những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình của người bà:
+ Mái tóc đen và dày kì lạ, phủ kín 2 vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
+ Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu và dễ dàng vào trí nhớ của đứa cháu, dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống như những đoá hoa.
+ Đôi mắt: hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
+ Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
- Lớp theo dõi
+ Tác giả quan sát người bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để tả.
HĐ 2: (10 phút)
Bài tập 2
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
? Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
- GVKL: Như vậy, biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt với mọi người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, không lan tràn dài dòng.
+ Tác giả quan sát kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa, đập, ...
+ Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò, thích thú.
- HS lắng nghe.
4. Củng cố (2 phút)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để tả ngoại hình ta cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Dặn HS về nhà học tập cách miêu tả của nhà văn để lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp.	
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả người (tả ngoại hình).
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 5
Khoa học
Bài 24: đồng và hợp kim của đồng
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
2. Kĩ năng: Sau bài học, HS có thể:
- Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
- Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.	
- Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình.
3. Thái độ: Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thông tin và hình trang 50, 51 SGK; Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; Một số đoạn dây đồng.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- 2 HS nêu đặc điểm của sắt, gang, thép.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Làm việc với vật thật 
- GV chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận.
- Cho HS quan sát các đoạn dây đồng, mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo,  
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
- Đại diện 3 đến 4 nhóm trình bày kết quả quan sát.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: (8 phút)
Làm việc với SGK
- GV phát phiếu học tập.
- Cho HS làm việc cá nhân, ghi kết quả vào phiếu.
- Mời một số HS trình bày.
- GV kết luận.
- HS làm bài.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 3: (10 phút)
Quan sát và thảo luận
- GV cho HS thảo luận cặp.
- GV yêu cầu HS: Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng trong các hình trang 50, 51 SGK. 
+ Kể tên một số đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng mà em biết?
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong nhà bạn?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận.
- Gọi HS nối tiếp đọc phần kết luận trong SGK.
- HS thảo luận cặp theo hướng dẫn của GV.
- HS kể thêm.
- HS nêu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- 3 HS đọc.
4. Củng cố (2 phút)
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Chú ý cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng.	
- Chuẩn bị bài sau: Nhôm.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu tự chọn (tiết 1)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách thêu dấu nhân.
2. Kĩ năng: Tập thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
3. Thái độ: Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu thêu dấu nhân; Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
2. Chuẩn bị của học sinh: Vật liệu và dụng cụ cần thiết, gồm:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 cm x 35cm.
+ Kim khâu.
+ Phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
- GV nhận xét chung.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Ôn lại các thao tác kĩ thuật
GV hướng dẫn HS ôn lại các thao tác kĩ thuật:
- Yêu cầu nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu mũi thêu dấu nhân.
- Yêu cầu nêu các thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi 1, 2.
- Yêu cầu nêu và thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu.
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
- GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân.
- HS nêu và thực hiện.
- HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
- HS nêu.
- 1 HS nêu. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi ghi nhớ.
HĐ 2: (20 phút)
HS thực hành
- GV mời 2 HS nêu các yêu cầu của sản phẩm.
- GV nêu thời gian thực hành.
- HS thực hành thêu dấu nhân theo nhóm 4.
- GV quan sát, uốn nắn cho những HS còn lúng túng.
- GV nhận xét.
- 2 HS nêu các yêu cầu của sản phẩm.
- HS thực hành theo nhóm 4.
- HS trưng bày sản phẩm.
4. Củng cố (3 phút)
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Chuẩn bị dụng cụ để giờ sau tiếp tục thực hành cắt, khâu, thêu.	
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Ôn Tiếng Việt
Tập làm văn: luyện tập tả người
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS củng cố về cấu tạo của bài văn tả người gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
2. Kĩ năng: Lập được dàn ý chi tiết miêu tả một người mà em yêu quý. Nêu được hình dáng, tính tình, hoạt động của người đó.
3. Thái độ: Yêu quý mọi người xung quanh; Thích làm văn.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- Mời 1 HS nêu lại cấu tạo bài văn tả người.
- GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu nội dung ôn tập.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (5 phút)
Ôn lại cấu tạo bài văn tả người
- GV hỏi:
+ Em hãy nêu cấu tạo bài văn tả người?
+ Khi quan sát và miêu tả người cần chú ý điều gì?
- HS trả lời câu hỏi.
+ Bài văn tả người có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ Cần chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt với mọi người xung quanh, làm cho bài văn hấp dẫn hơn, không lan tràn, dài dòng.
HĐ 2: (25 phút)
HS thực hành
- GV nêu yêu cầu:
Hãy lập dàn ý miêu tả một người mà em yêu quý nhất.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Theo dõi giúp đỡ HS.
- GV gọi HS đọc dàn ý của mình đã viết.
- Nhận xét, khen HS lập được dàn ý đủ ý, chi tiết, đúng bố cục.
- HS nghe.
- HS làm bài vào vở.
- 5 đến 6 HS đọc dàn ý đã viết.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố (3 phút)
- GV hệ thống nội dung ôn tập.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Tập lập dàn ý theo đề bài có sẵn.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2015
Tiết 1 + 2
Tiếng Anh
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Toán
Tiết 60: luyện tập
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết nhân một số thập phân với một số thập phân.
2. Kĩ năng: Sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- Mời 1 HS nêu cách nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001, ...
- GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (18 phút)
Bài 1
a) GV yêu cầu HS đọc yêu cầu phần a.
- GV yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức và viết vào bảng.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a
b
c
(a b) c
a (b c)
2,5
3,1
0,6
(2,5 3,1) 0,6 = 4,65
2,5 (3,1 0,6) = 4,65
1,6
4
2,5
(1,6 4) 2,5 = 16
1,6 (4 2,5) = 16
4,8
2,5
1,3
(4,8 2,5) 1,3 = 15,6
4,8 (2,5 1,3) = 15,6
+ Em hãy so sánh giá trị của hai biểu thức (ab) c và 
a (bc) khi a = 2,5; b = 3,1 và c = 0,6.
+ Giá trị của hai biểu thức (ab) c và a (bc) như thế nào khi thay các chữ bằng cùng một bộ số ?
- Vậy ta có: 
(ab) c = a (bc)
- GV hỏi : Em đã gặp (ab) c = a (bc) khi học tính chất nào của phép nhân các số tự nhiên ?
+ Vậy phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp không? Hãy giải thích ý kiến của em.
+ Hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
b) GV yêu cầu HS đọc đề bài phần b.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn cả về kết quả tính và cách tính.
- GV hỏi HS vừa lên bảng làm bài: Vì sao em cho rằng cách tính của em là thuận tiện nhất ?
+ Giá trị của (a b) c = a (bc).
+ Giá trị không thay đổi.
- HS: Khi học tính chất kết hợp của phép nhân các số tự nhiên ta cũng có:
(a b) c = a (bc)
- HS: Phép nhân các số thập phân cũng có tính chất kết hợp vì khi thay chữ bằng các số thập phân ta cũng có:
(ab) c = a (bc)
+ Phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp. Khi nhân một tích hai số với số thứ ba có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại.
- HS đọc đề bài, 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
+) 9,65 0,4 0,25 
 = 9,65 (0,4 0,25)
 = 9,65 1 = 9,65
+) 0,25 40 9,84 
= (0,25 40) 9,84
= 10 9,84 = 98,4
+) 7,38 1,25 80 
 = 7,38 (1,25 80)
 = 7,38 100 = 738
- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình.
- 4 HS lần lượt trả lời.
HĐ 2: (12 phút)
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, biểu thức có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét.
- HS đọc thầm bài toán.
- 1 HS nêu trước lớp.
- HS theo dõi và nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài. 
a) (28,7 + 34,5 ) 2,4
= 63,2 2,4 = 151,68
b) 28,7 + 34,5 2,4
= 28,7 + 82,8 = 111,5
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
4. Củng cố (3 phút)
- GV hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Sinh hoạt lớp
tuần 12
I. mục tiêu 
 - GV giúp HS nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của mình sau 1 tuần học.
 - HS thấy được trách nhiệm của bản thân đối với mình, với tập thể lớp.
II. Nội dung 
1. Kiểm điểm tuần 12
 + Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp trong tuần 12 về: Học tập, nề nếp, lao động vệ sinh.
 + Các tổ trưởng báo cáo theo dõi tuần qua của tổ mình.
 + Các tổ cho ý kiến, nhận xét.
 + Cá nhân HS đóng góp ý kiến.
 + GV nhận xét ưu, khuyết điểm tuần 12.
2. Phương hướng tuần 13
 - Duy trì tốt nề nếp và học tập.
 - Thực hiện tốt các kế hoạch, phong trào của Đội và của nhà trường.
Chiều
Sinh hoạt chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.3.2015.doc