Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 5

Khoa học

BÀI 60: SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được sự nuôi và dạy con của một số loài thú.

2. Kĩ năng: Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.

3. Thái độ: Yêu thích khám phá thiên nhiên, giáo dục ý thức bảo vệ động vật.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh, ảnh.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Yêu cầu 2 HS trình bày sự sinh sản của thú.

- Lớp và GV nhận xét.

 

doc 25 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chơi dưới sự điều khiển của GV. 
- Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
4. Củng cố (2 phút)
- GV cùng HS hệ thống kiến thức bài học. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Dặn HS xem lại nội dung của bài.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập: Thực vật và động vật.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: nam và nữ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Mở rộng vốn từ : Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
2. Kĩ năng: Tích cực hoá vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ đã ghi cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật; Giấy khổ to viết sẵn lời giải BT1a.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS tìm ví dụ nói về tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 1
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 2.
- Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV chốt lại lời giải đúng như ở bên.
- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài.
- HS thảo luận nhóm 2.
- 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* Lời giải:
a) + anh hùng: có tài nâng khí phách, làm nên những việc phi thường.
+ bất khuất: không chịu khuất phục trước kẻ thù.
+ trung hậu: chân thành và tốt bụng với mọi người.
+ đảm đang: biết gánh vác, lo toan mọi việc.
b) chăm chỉ, nhân hậu, cần cù, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người, 
HĐ 2: (10 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 2 
- Mời HS đọc nội dung BT 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại các câu thành ngữ, tục ngữ.
- GV cho HS thảo luận cặp. 
- Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc nội dung BT 2. 
- Cả lớp đọc thầm lại các câu thành ngữ, tục ngữ.
- HS thảo luận cặp đôi. 
- 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Cặp khác nhận xét, bổ sung. 
* Lời giải:
a) Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ
b) Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
c) Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
HĐ 3: (8 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 3
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Mời một số HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS làm bài vào vở
- 2 HS trình bày.
* Lời giải:
Nói đến nữ anh hùng út Tịch, mọi người nhớ ngay đến câu tục ngữ: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
4. Củng cố (2 phút)
- Hệ thống nội dung kiến thức của bài.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập về dấu câu.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
	Địa lí
(Địa lí địa phương)
Bài 1: Vị trí địa lí, sự phân chia hành chính,
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS nắm được:
 - Thái Nguyên là một tỉnh nằm trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 - Biết được đặc điểm khí hậu Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt: mùa Hạ từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau - với đặc điểm của từng mùa.
 - Biết Thái Nguyên có các sông chính như: sông Cầu, sông Công và hồ Núi Cốc.
2. Kĩ năng: Sử dụng lược đồ để biết được đặc điểm địa hình tỉnh Thái Nguyên và những loại hình khoáng sản của tỉnh.
3. Thái độ: Giáo dục bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ địa hình và sông hồ Thái Nguyên; Hình ảnh minh họa.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- GV mời 2 HS nêu tên và đặc điểm nổi bật của các đại dương trên thế giới.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (5 phút)
Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS:
+ Chỉ trên lược đồ phần lãnh thổ Thái Nguyên.
+ Chỉ tên các địa danh tiếp giáp với Thái Nguyên.
- HS nêu câu trả lời:
+ HS chỉ vị trí Thái Nguyên trên bản đồ.
+  tiếp giáp với Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội.
HĐ 2: (10 phút)
Làm việc 
theo cặp
- Yêu cầu thảo luận cặp.
+ Địa hình Thái Nguyên được thể hiện như thế nào?
- Nhận xét, nhấn mạnh: Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao thấp dần từ bắc xuống nam.
- Lớp thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:
+ chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao thấp dần từ bắc xuống nam.
- HS nghe.
HĐ 3: (10 phút)
Thảo luận 
nhóm 4
- Yêu cầu cả lớp thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên các loại khoáng sản có ở Thái Nguyên mà em biết.
+ Thái Nguyên có những mùa nào trong năm? Các mùa diễn ra trong thời gian nào?
- GV nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ vị trí của sông Cầu, sông Công và hồ Núi Cốc.
- Lớp thảo luận nhóm 4.
- Đại diện 3 nhóm trình bày.
+ các kim loại màu (thiếc, vàng, đồng, kẽm); quặng sắt; than (đặc biệt là than mỡ).
+ Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- HS lên chỉ và nêu vị trí của sông Cầu, sông Công và hồ Núi Cốc.
4. Củng cố (3 phút) 
- GV yêu cầu HS trả lời: 
+ Hãy nêu vị trí địa lí của tỉnh Thái Nguyên?
+ Thái Nguyên có những đặc điểm gì về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại nội dung bài. 
- Chuẩn bị bài sau: Địa lí địa phương bài 2.
* Rút kinh nghiệm:	
Ngày soạn: 19/04/2016
Ngày dạy:
Thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2016
Tiết 1
Toán
tiết 153: phép nhân
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: HS biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Yêu cầu 2 HS lên làm bài tập sau: Tìm x
a) 7,32 + x = 9,64 b) x - 0,8 = 3,2
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (8 phút)
Ôn tập về 
phép nhân
- GV nêu biểu thức: 
a b = c
+ Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+ Nêu các tính chất của phép nhân?
- Yêu cầu viết biểu thức và cho ví dụ.	
+ a, b là thừa số; c là tích.
+ Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, nhân một tổng với một số, phép nhân có thừa số bằng 1, phép nhân có thừa số bằng 0 
- 1 HS viết biểu thức và cho ví dụ.
HĐ 2: (10 phút)
Thực hành
+ Bài 1: Tính
- Mời 1 em đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 em lên chữa bài.
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Lớp làm bài vào vở.
- 2 HS làm bài bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
* Kết quả
a) 4802 324 = 1 555 848 
 6120 205 =1254600
b) 
c) 35,4 6,8 = 240,72 
 21,76 2,05 = 4,608
+ Bài 2: Tính nhẩm
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào SGK.
- Mời 3 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- Lớp làm vào SGK.
- 3 HS làm bài bảng lớp.
* Kết quả:
 a) 32,5 0,325
 b) 41756 4,1756
 c) 2850 0,285
+ Bài 3:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở, sau đó đổi đổi vở kiếm tra kết quả.
- GV quan sát và nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Lớp làm bài vào vở sau đó đổi vở để kiểm tra chéo.
a) 2,5 7,8 4
= (2,5 4) 7,8
= 10 7,8
= 78
b) 0,5 9,6 2 
= (0,5 2) 9,6
= 1 9,6 
= 9,6 
+ Bài 4:
- Mời 1 HS đọc bài toán. 
- Hướng dẫn giải toán.
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở
- Mời 1 em làm bảng phụ
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc nội dung bài toán.
- Lớp làm bài cá nhân.
- Gắn bảng phụ lên.
- Cả lớp nhận xét.
Bài giải
Quãng đường ô tô và xe máy đi được trong 1 giờ là:
 48,5 + 33,5 = 82 (km)
 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ.	
Độ dài quãng đường AB là:
 82 1,5 = 123 (km)
 Đáp số: 123km.
4. Củng cố (3 phút)
- GV cùng HS hệ thống kiến thức của bài.
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Ôn lại cách thực hiện phép cộng (trừ) số tự nhiên, số thập phân, phân số.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Tập làm văn
	ôn tập về tả cảnh
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I; lập dàn ý vắn tắt cho một trong các bài văn đó.
2. Kĩ năng: Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT2).
3. Thái độ: Thích làm văn, giáo dục tình yêu với thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong các tiết Tập đọc, LTVC từ tuần 1 đến tuần 11.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Mời 1 HS nêu lại cấu tạo bài văn tả con vật.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (15 phút)
Bài tập 1
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+ Liệt kê các bài văn tả cảnh đã học trong học kì I.
+ Lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó.
* Yêu cầu 1: Cho HS làm bài theo nhóm 4. Ghi kết quả vào bảng nhóm.
- GV chốt lời giải đúng bằng cách dán tờ phiếu đã chuẩn bị lên bảng.
- 1 HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
Tuần
Các bài văn tả cảnh
Trang
1
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Hoàng hôn trên sông Hương
- Nắng trưa
- Buổi sớm trên cánh đồng	
10
11
12
14
2
- Rừng trưa
- Chiều tối
21
22
3
- Mưa rào
31
6
- Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam
- Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi
62
62
7
- Vịnh Hạ Long
70
8
- Kì diệu rừng xanh
75
9
- Bầu trời mùa thu
- Đất Cà Mau
87
89
* Yêu cầu 2: 
- Mời cả lớp làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS nối tiếp trình bày.
* VD về một dàn ý, bài Hoàng hôn trên sông Hương
- Mở bài: Giới thiệu Huế đặc biệt yên tĩnh lúc hoàng hôn.
- Thân bài: Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông lúc hoàng hôn. Thân bài có hai đoạn:
+ Đoạn 1: Tả sự đổi sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+ Đoạn 2: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- Kết bài: sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
HĐ 2: (15 phút)
Bài tập 2
- Mời 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT.
- Mời 2, 3 HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS trình bày bài làm.
- Lớp nhận xét.
* Lời giải: 
+ Bài văn miêu tả buổi sáng trên thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
+ Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế, VD: Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga đậm nét 
+ Hai câu cuối bài: “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” là câu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
4. Củng cố (2 phút)
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập.
- Dặn HS đọc trước nội dung của tiết ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
	Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
(Dấu phẩy)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được ba tác dụng của dấu phẩy.
2. Kĩ năng: Biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu 1 HS làm lại BT3 tiết LTVC trước.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Bài tập 1
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm bài: Các em phải đọc kĩ từng câu văn, chú ý các câu văn có dấu phẩy, suy nghĩ làm việc cá nhân. 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy.
- HS làm việc cá nhân, ghi kết quả vào phiếu.
- Một số HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
HĐ 2: (8 phút)
Bài tập 2
- GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu kẻ bảng ND ; mời 3 HS lên bảng thi làm đúng, nhanh.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc ND BT 2, cả lớp theo dõi.
- Ba HS nối tiếp trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* Lời giải:
Lời phê của xã
Bò cày không được thịt.
Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chỗ nào...?
Bò cày không được, thịt.
Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào ?
Bò cày, không được thịt.
HĐ 3: (10 phút)
Bài tập 3
- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV lưu ý HS đoạn văn trên có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí các em cần phát hiện và sửa lại cho đúng.
- GV chốt lại lời giải đúng.
* Lời giải:
- Sách Ghi-nét ghi nhận chị Ca- rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. (bỏ 1 dấu phẩy dùng thừa)
- Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ- lin, bang Mi- chi- gân, nước Mĩ. (đặt lại vị trí một dấu phẩy)
- Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. (đặt lại vị trí một dấu phẩy).
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố (2 phút)
- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại tác dụng của dấu phẩy.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về dấu câu.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 5
Toán
Tiết 154: Luyện tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố cho HS về phép nhân và các tính chất của phép nhân.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; Rèn sự cẩn thận trong giải toán.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- GV yêu cầu HS nêu tính chất của phép nhân.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu nội dung tiết ôn
- Lắng nghe
HĐ 1: (8 phút)
Bài tập 1
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng vở.
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân vào vở.
- 3 học sinh lên chữa bài.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
* VD về lời giải:
a) 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg 
 = 6,75 kg 3
 = 20,25 kg
b) 7,14m2 + 7,14m2 + 7,14m2 3
 = 7,14m2 2 + 7,14m2 3 
 = 7,14m2 (3 + 2)
 = 7,14m2 5 
 = 35,7 m2
c) 9,26 dm3 9 + 9,26 dm3 
 = 9,26 dm3 (9 + 1)
 = 9,26 dm3 10 
 = 92,6 dm3
HĐ 2: (5 phút)
Bài tập 2
- Mời HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn cách làm bài.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu BT2.
- HS Làm bài vào vở.
- 2 HS làm bảng phụ. 
- Gắn bảng phụ lên bảng lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
a) 3,125 + 2,075 2 
 = 3,125 + 4,15
 = 7,275
b) (3,125 + 2,075) 2 
 = 5,2 2
 = 10,4
HĐ 3: (10 phút)
Bài tập 3
- Mời 1 HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS giải toán.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc nội dung bài.
- Theo dõi.
- Lớp làm vào vở, 1 em lên chữa bài.
- Lớp nhận xét.
 Bài giải
Số dân của nước ta tăng thêm trong năm 2001 là:
77515000 : 100 1,3 
= 1 007 695 (người)
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là:
 77515000 + 1007695 
= 78 522 695 (người)
 Đáp số: 78 522 695 người.
HĐ 4: (8 phút)
Bài tập 4
- Mời 1 em đọc bài toán.
- Yêu cầu HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc bài toán.
- 1 em nêu cách giải bài toán.
- Cả lớp làm vở.
- 1 HS lên chữa trên bảng lớp.
- Các em khác nhận xét.
Bài giải
Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng là:
22,6 + 2,2 = 24,8 (km/giờ)
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ.
 Độ dài quãng sông AB là:
24,8 1,25 = 31 (km)
 Đáp số: 31 km.
4. Củng cố (2 phút)
- GV cùng HS hệ thống lại kiến thức vừa luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Ôn tập lại các kiến thức về tính chất của phép nhân.
- Xem trước bài: Phép chia.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Khoa học
bài 61: ôn tập: thực vật và động vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
2. Kĩ năng: Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng; Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
3. Thái độ: Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình trang 124, 125, 126 - SGK. Phiếu học tập.	
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- 2 HS giới thiệu về sự nuôi dạy con của hổ và hươu.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Làm việc theo nhóm 4
- GV chia lớp thành các nhóm 4.
- Nêu yêu cầu thảo luận.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và làm các bài tập trong SGK, ghi nhanh kết quả vào bảng nhóm.
- Nhóm nào xong trước thì mang bảng lên dán trên bảng lớp.
HĐ 2: (15 phút)
Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Đáp án:
Bài 1: 1 - c ; 2 - a ; 3 - b ; 4 - d
Bài 2: 1 - Nhuỵ ; 2 - Nhị.
Bài 3: 
+ Hình 2: Cây hoa hồng có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
+Hình 3: Cây hoa hướng dương có hoa thụ phấn nhờ côn trùng
+ Hình 4: Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió.
Bài 4: 1- e; 2- d; 3- a; 4- b; 5- c.
+ Những động vật đẻ con: Sư tử, hươu cao cổ.
+ Những động vật đẻ trứng: Chim cánh cụt, cá vàng.
4. Củng cố (3 phút) 
- Yêu cầu HS:
+ Nêu các kiểu thụ phấn của thực vật có hoa.
+ Nêu sự sinh sản của thú.
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)	
- Tự ôn bài, ghi nhớ kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Môi trường.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Kĩ thuật
Bài 19: lắp rô - bốt (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết quy trình lắp rô-bốt.
2. Kĩ năng: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt; Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp các chi tiết của rô-bốt.
II. chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn; Tranh quy trình.
2. Chuẩn bị của học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Quan sát, 
nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu rô bốt lắp sẵn, nhận xét:
+ Để lắp được rô bốt, theo em cần phải lắp mấy bộ phận?
+ Hãy nêu tên các bộ phận đó: chân rô-bốt; thân rô-bốt; đầu rô-bốt; tay rô-bốt; 
ăng-ten; trục bánh xe.
- HS quan sát và nhận xét.
+ Cần lắp 6 bộ phận 
- HS nêu.
HĐ 2: (18 phút)
Hướng dẫn thao tác 
kĩ thuật
* Hướng dẫn cách chọn các chi tiết.
- GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
* Lắp từng bộ phận.
- Lắp chân rô-bốt (H2-SGK)
- Lắp thân rô-bốt (H 3-SGK)
- Gọi HS lên lắp hình 3-SGK.
- Lớp quan sát, nhận xét.
- Lắp đầu rô-bốt (H4-SGK)
- Lắp các bộ phận khác (H5-SGK)
 - Gọi HS lên lắp tay rô bốt; ăng-ten; trục bánh xe.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện các bước lắp .
* Lắp ráp rô-bốt (H1-SGK)
- GV lắp ráp rô bốt theo các bước như SGK.
- Kiểm tra sự hoạt động của rô bốt.
* Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- HS quan sát hình 2 SGK
- HS chọn các chi tiết để lắp.
- HS lắp chân rô-bốt.
- Lớp quan sát, nhận xét .
- 1 HS lên bảng lắp
- HS quan sát hình 4, trả lời câu hỏi SGK.
- Một HS lắp (hình 4), lớp quan sát và nhận xét.
- 1 HS lên bảng lắp
- 1 HS lắp.
- Lớp quan sát, bổ sung bước lắp của bạn.
- HS lắp ráp các bộ phận. 
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
4. Củng cố (2 phút)
- GV yêu cầu 1 HS nêu lại quy trình lắp rô-bốt. 
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Chuẩn bị đồ dùng để giờ sau tiếp tục thực hành lắp mô hình rô-bốt.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 20/04/2016
Ngày dạy:
Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2016
Tiết 1 + 2
Tiếng Anh
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Toán
tiết 155: phép chia
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- 2 HS lên bảng thực hiện tính theo cách thuận tiện nhất:
a) 53,9 x 3,5 + 6,5 x 53,9; b) 36,45 x 84,6 + 36,45 + 14,4 x 36,45
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (8 phút)
Ôn tập về 
phép chia 
* Trong phép chia hết:
- GV nêu biểu thức: a : b = c
+ Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+ Nêu một số chú ý trong phép chia

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.1.2016.doc