Giáo án Luyện từ và câu 3 - “Ở đâu?’’

Luyện từ và câu

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS tiếp tục nhận biết và luyện tập về nhân hoá để nắm được ba cách nhân hoá.

- Ôn luyện về mẫu câu “ Ở đâu? ’’. tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Ở đâu?’’, trả lời được các câu hỏi viết theo mẫu câu “ Ở đâu’’.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bảng phụ viết sẵn bài thơ Ông trời bật lửa.

- 4 tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1:

 

docx 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 3 - “Ở đâu?’’", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
MỤC TIÊU
Giúp HS tiếp tục nhận biết và luyện tập về nhân hoá để nắm được ba cách nhân hoá.
Ôn luyện về mẫu câu “ Ở đâu? ’’. tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Ở đâu?’’, trả lời được các câu hỏi viết theo mẫu câu “ Ở đâu’’.
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ viết sẵn bài thơ Ông trời bật lửa.
4 tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1:
Tên câu sự vật được nhân hoá
Cách nhân hoá
a)Các sự vật được gọi bằng
b) Các sự vật được tả bằng những từ ngữ
c) Cách tác giả nói với mưa
Các câu trong bài tập 3, 4 viết sẵn trên bang giấy hoặc bảng phụ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.KIỂM TRA BÀI CŨ
-Gọi 2 Hs lên bảng yêu cầu HS làm bài tập sau:
a) Tìm 3 từ cùng nghĩa với đất nước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ luyện từ và câu tuần này, các em sẽ tiếp tục học về biện pháp nhân hoá, sau đó ôn lại cách sử dụng mẫu câu “Ở đâu?”
2.2. Hướng dẫn làm BT
Bài 1,2
GV treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ Ông mặt trời bật lửa” , yêu cầu HS đọc BT
Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT 2.
Chia HS thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu BT như đã êu ở mục Đồ dung dạy – học, hướng dẫn HS cách làm bài vào phiếu. (GV có thể làm mẫu 1 sự vật.)
GV yêu cầu 4 nhóm dán kết quả của nhóm mình lên bảng, mỗi nhóm cử 2 bạn lên kiểm tra bài cua các nhóm khác.
GV nhận xét về bài làm của mỗi nhóm và nhận xét phần kiểm tra bài của HS.
GV hỏi: qua BT trên, bạn nào có thể cho cô biết, chúng ta có mấy cách nhân hoá, đó là những cách nào?
GV nhắc lại 3 cách trên cho HS ghi nhớ
2HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. Đáp án BT:
+ Cùng nghĩa với “đất nước” là : Tổ quốc, giang sơn, nước nhà, non sông
HS lắng nghe
2 HS lần lượt đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK
1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài.
HS chia nhóm,nhận phiếu và làm bài theo hướng dẫn: Viết tên các sự vật được nhân hoá vào cột thứ nhất, viết cách gọi tương ứng của sự vật đó vào cột thứ 2 cùng dòng với sự vật, viết các từ ngữ miêu tả sự vật vào cột thứ 3 cùng dòng với sự vật, cột cuối cùng ghi cách tác giả gọi mưa.
HS dán kết quả, đại diện HS kie3m tra bài nhóm bạn theo định hướng: Đã nêu đủ các sự vật được so sánh chưa( ghi rõ sự vật còn thiếu); đã tìm đúng, đủ các từ ngữ gọi tên, miêu tả các sự vật chưa; đã nêu đúng cách tác giả gọi chưa?
Nghe GV nhận xét để rút ra đáp án đúng nhất của bài.
HS trả lời, mỗi HS chỉ cần nêu 1 ý: có 3 cách nhân hoá sự vật, đó là:
+ Dùng từ chỉ người để gọi sự vật
+ Dùng các từ ngữ tả người để tả sự vật.
+ Dùng cách nói thân mật giữa người với người để nói sự vật.
Đáp án bài tập
Tên sự vật được nhân hoá
Cách nhân hoá
a)Các sự vật được gọi bằng
b)Các sự vật được tả bằng những từ ngữ
c)Cách tác giả nói về mưa
Mặt trời
ông
bật lửa
Mây
Chị
kéo đến
Trăng sao
trốn
Đất
nóng lòng chờ đợi,hả hê uống nước
Mưa
xuống
Tác giả nói với mưa thân mật như với 1 người bạn:
Xuống đi nào, mưa ơi!
Sấm
ông
vỗ tay cười
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, HS khác đọc các câu trong bài
GV treo bảng phụ, hoặc bang giấy có viết sẵn 3 câu văn trong bài, yêu cầu 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài của 2 bạn trên bảng , sau đó nêu đáp án đúng và cho điểm HS.
Bài 4
Gọi 1 HS đọc yêu cầu cảu BT.
Yêu cầu HS mở SGK trang 13,14 để đọc lại bài tâp đọc Ở lại với chiến khu. Yêu cầu HS khi đọc bài, đọc thong thả, thấy ý trả lời cho câu hỏi nào thì gạch chân chỗ đó bằng bút chì.
GV nêu lần lượt từng câu hỏi cho HS trả lời:
+ Câu chuyện trong bài diễn ra khi nào và ở đâu?
+ Trên chiến khu, các chiến sĩ iên lạc nhỏ sống ở đâu?
+ Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, Trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu?
3.CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà tập đặt câu theo các cách nhân hoá đã học ở bài tập 2, đặt 3 câu hỏi theo mẫu “ Ở đâu?’’ và trả lời các câu hỏi đó.
2 HS đọc đề abi2, HS khác theo dõi trong SGK.
HS dung phấn (HS trên bảng), hoặc bút chì (HS dưới lớp) gạch chân các bộ phận trả lời câu hỏi”Ở đâu?”.
Đáp án :
a)Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
b) Ông học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
c)Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.
1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài và tìm câu trả lời theo hướng dẫn của GV.
Trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu( Chiến khu Bình Trị Thiên).
+ Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ sống ở trong lán.
+ Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, Trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình.
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 21 Nhan hoa On tap cach dat va tra loi cau hoi O dau_12191315.docx