Giáo án môn Tin học 6 (cả năm)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được khái niệm thông tin

- Biết được các bước hoạt động thông tin của con người

- Biết được hoạt động thông tin và tin học

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng nghe, đọc và hiểu vấn đề.

3. Thái độ

 - Gây dựng thái độ yêu thích môn học của học sinh.

II. Phương tiện dạy học

-GV: SGK Tin học giành cho THCS quyển 1, giáo án

-HS: Vở ghi, đồ dùng

III. Tiến trình lên lớp

 

doc 152 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 6 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phải có đường dẫn.
VD: D:\PM hoctap\Mario\Mario.exe
Là đường dẫn cho ta đến tệp tin Mario.exe của thư mục PM hoctap mà Mario là thư mục con của PM hoctap.
HS: Lắng nghe.
? Nếu chỉ không đúng đường dẫn thì máy có thực hiện đúng yêu cầu của người sử dụng không? Tại sao?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Em hãy cho một vài ví dụ về thư mục, tệp tin, đường dẫn. . .
HS: Suy nghĩ, trả lời.
3. Đường dẫn
- Đường dẫn là dãy tên các thư mục lồng nhau đặt cách nhau bỡi dấu \, bắt đầu từ một thư mục xuất phát nào đó và kết thúc bằng thư mục hoặc tệp tin để chỉ ra đường tới thư mục hoặc tệp tin tương ứng.
VD: Đường dẫn tới tệp tin 6A1:
C:\TruongTHCS\ Khoi 6 \ 6A1
HĐ2: Giới thiệu một số thao tác với tệp và thư mục (16’)
? Trình bày các thao tác chính với chuột
HS: Trả lời: Các thao tác chính với chuột:
+ Di chuyển chuột;
+ Nháy chuột;
+ Nháy đúp chuột;
+ Kéo thả chuột;
+ Nháy phải chuột;
GV: Tương tự, đối với tệp tin và thư mục ta cũng có một số thao tác chính:
+ Xem thông tin của tệp tin và thư mục;
+ Tạo mới thư mục, tệp tin;
+ Xóa thư mục, tệp tin;
+ Đổi tên thư mục, tệp tin;
+ Sao chép thư mục, tệp tin;
+ Di chuyển thư mục, tệp tin;
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Đây là một số thao tác chính tệp tin, vậy thao tác thực hiện như thế nào thì trong tác thực hành hôm sau cô sẽ giới thiệu.
HS: Ghi nhớ nội dung chính.
4. Các thao tác chính với tệp và thư mục:
+ Xem thông tin về các tệp tin và thư mục;
+ Tạo mới;
+ Xóa;
+ Đổi tên;
+ Sao chép;
+ Di chuyển;
HĐ3: Củng cố (5’)
Một bạn gõ vào máy như sau: 
C:\Program Files\MicrosoftOffice\Office10
Em hãy giải thích?
- Viết đường dẫn đến tệp tin Sach GK.doc và tệp tin Sach BT.doc trên cây thư mục sau:(Treo tranh cây thư mục).
* Hướng dẫn về nhà: (2’)
	- Về nhà học bài cũ. Xem trước bài mới.
- Làm bài tập SGK.
Ngày soạn:31/10/2015
Ngày giảng: 6A:06/11/2015	6B:06/11/2015	6C:05/11/2015
Tiết theo PPCT : 24
Bài 12. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức:
- Nhận biết các tên biểu tượng chính trên giao diện khởi động của hệ điều hành Windows.
- Biết màn hình nền (Desktop), nút Start, các biểu tượng chương trình ứng dụng và khái niệm cửa sổ (windows) trong hệ điều hành. 
2) Kĩ năng: 
- Biết và hiểu được chức năng của một số thành phần chính trong một cửa sổ hệ điều hành Windows.
3) Thái độ:
- Chú ý, nghiêm túc, có ý thức học tập, phát biểu xây dựng bài.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa.Một số hình ảnh về biểu tượng và hệ điều hành trong máy tính.
H: Đồ dùng học tập, ôn tập các kiến thức cơ bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức:(1')
- Kiểm tra sĩ số: 6a: 6b:	6c:
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: (7’)
Câu hỏi: 
Đường dẫn là gì? Viết đường dẫn đến tệp tin: Tap lam van.doc trên cây thư mục sau? 
Sach giao khoa
Toan
Van
Tieng viet.doc
Tap lam van.doc
 C:
Đáp án : 	
+ Đường dẫn là dãy tên các thư mục lồng nhau đặt cách nhau bỡi dấu \, bắt đầu từ một thư mục xuất phát nào đó và kết thúc bằng thư mục hoặc tệp tin để chỉ ra đường tới thư mục hoặc tệp tin tương ứng.
+ C:\Sach giao khoa\Văn\Tap lam van.doc
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’) Trong quá trình các em thực hành, các em khởi động máy lên, các em thấy có màn hình cỏ, màn hình cỏ đó người ta gọi là giao diện hệ điều hành Window. Giao diện hệ điều hành Window là gì, tiết học hôm nay các em tìm hiểu vấn đề này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu màn hình làm việc chính của Windows (20’)
GV: Hệ Điều Hành Windows có rất nhiều phiên bản, như phiên bản WindowXP, Window98, Window 2000 Nhưng phiên bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Window XP...
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Khi làm việc với HĐH Windows em có thể hình dung màn hình nền như bàn làm việc của em với các chồng sách vở có sẵn trên đó.
HS: Chú ý theo dõi.
? Khi máy tính chưa có hệ điều hành thì khởi động lên có màn hình như thế nào?
HS: Máy tính không có hệ điều hành thì không khởi động được nên có màn hình màu đen.
GV: Nhận xét: Khi các em khởi động máy lên các em thấy một màn hình chính của nó, đó là giao diện hệ điều hành Window XP.
? Treo tranh màn hình nền hệ điều hành. Quan sát tranh cho biết gồm có những gì?
HS: Quan sát tranh.
HS: Phát biểu: Các biểu tượng chương trình, biểu tượng thùng rác, thanh công việc.
GV: Nhận xét.
GV: Giới thiệu về màn hình nền.
HS: Chú ý lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính.
GV: Trên màn hình nền có các biểu tượng chương trình mà đã cài đặt trong máy. Trên màn hình nền thì sẽ có các biểu tượng chương trình chính, tất cả các máy khi có HĐH đều có như MyComputer, Recycle Bin...
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Ghi nhớ nội dung chính.
GV: Giới thiệu một vài biểu tượng.
GV: Yêu cầu HS mở ổ đĩa D
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Thực hành.
GV: Ngoài các biểu tượng chính ta còn có một số biểu tượng khác như Word. Nay là các biểu tượng chương trình ứng dụng.
HS: Lắng nghe.
? Cách khởi động Word?
HS: Phát biểu: Nháy đúp vào biểu tượng.
? Yêu cầu HS thực hiện.
HS: Thực hành.
1. Màn hình làm việc chính của Windows
a) Màn hình nền
- Là màn hình sau khi khởi động xong Windows.
b) Một vài biểu tượng chính trên màn hình nền:
- My Computer: Là tài nguyên của máy tính,chứa các thông tin có trong máy tính.
- Recycle Bin: Là thùng rác của máy tính, chứa các tệp và thư mục bị xóa.
c) Các biểu tượng của chương trình ứng dụng: 
-Paint: Phần mềm đồ họa.
-Microsoft word: Phần mềm soạn thảo văn bản.
-Mario: (phần mềm luyện gõ phím).
*Muốn chạy chương trình nào đó ta chỉ cần nháy đúp chuột vào biểu tượng của chương trình đó. 
HĐ2: Giới thiệu nút Start và bảng chọn start (10’)
? Trình bày cách tắt máy.
HS: Phát biểu.
GV: Giới thiệu về nút Start.
HS: Lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính.
? Khi ta nháy vào nút Start thì sẽ xuất hiện điều gì ?
HS: Phát biểu: Xuất hiện cho ta một khung bảng chọn.
GV: Nhận xét, giới thiệu bảng chọn Start.
HS: Lắng nghe, quan sát.
2. Nút Start và bảng chọn Start
-Nút Start là nơi bắt đầu mọi công việc trong Windows.
-Khi nháy nút Start một bảng chọn xuất hiện chứa mọi lệnh cấn thiết để bắt đầu sử dụng Windows
- Để chạy một chương trình cụ thể em chỉ cần nháy chuột ở biểu tượng tương ứng.
- Bảng chọn Start.
HĐ3: Củng cố (4’)
- Nút Start nằm ở đâu trên màn hình nền?
- Có cách nào để biết rằng hiện tại em đang mở bao nhiêu cửa sổ trong Windows?
* Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Ôn bài cũ,
- Đọc trước nội dung “Thanh công việc” và “Cửa sổ làm việc”.
Duyệt của bộ phận chuyên môn
Ngày soạn:08/11/2015 
Ngày giảng:6A: 12/11/2015	6B: 09/11/2015	6C: 13/11/2015
TIẾT 25
Bài 12. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức:
- Nhận biết các tên biểu tượng chính trên giao diện khởi động của hệ điều hành Windows.
- Biết màn hình nền (Desktop), nút Start, các biểu tượng chương trình ứng dụng và khái niệm cửa sổ (Windows) trong hệ điều hành. 
2) Kĩ năng: 
- Biết và hiểu được chức năng của một số thành phần chính trong một cửa sổ hệ điều hành Windows.
3) Thái độ:
- Chú ý, nghiêm túc, có ý thức học tập.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa. Một số hình ảnh về thư mục và tổ chức thông tin trong máy tính.
H: Đồ dùng học tập, ôn tập các kiến thức cơ bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức:(1')
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’) Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hệ điều hành Windows:
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu thanh công việc.(20’)
? Quan sát màn hình làm vệc chính của Windows. Cho biết thanh công việc nằm ở đâu?
HS: Phát biểu
GV: Giới thiệu thanh công việc.
HS: Chú ý, ghi nhớ nội dung chính.
? Quan sát thanh công việc, cho biết nó chứa những gì ?
HS: Phát biểu: Chứa nút start, các chương trình.
GV: Nhận xét:
Khi chạy một chương trình, biểu tượng của nó xuất hiện trên thanh công việc. Em có thể chuyển đổi nhanh giữa các chương trình đó bằng cách nháy chuột vào biểu tượng chương trình tương ứng.
HS: Ghi nhớ nội dung chính.
? Yêu cầu HS lên thực hiện chuyển đổi qua lại giữa các chương trình đang chạy bằng cách sử dụng thanh công việc.
HS: Thực hành trên máy.
3. Thanh công việc:
Thanh công việc nằm ở dưới đáy màn hình.
Chứa biểu tượng của các chương trình đang chạy.
Để chuyển đổi nhanh giữa các chương trình đang chạy ta nháy chuột vào biểu tượng chương trình tương ứng.
HĐ2: Cửa sổ làm việc.(18’)
GV: Trong Windows, mỗi chương trình được thực hiện trong một cửa sổ riêng, người sử dụng giao tiếp (ra lệnh hay nhận thông tin) với chương trình thông qua cửa sổ đó. 
HS: Chú ý lắng nghe.
? Cửa sổ làm việc trong Windows gồm các điểm chung nào.
HS: Phát biểu: Cửa sổ làm việc gồm các điểm chung: Thanh tiêu đề, thanh công cụ, thanh bảng chọn. 
GV: Nhận xét:
Các cửa sổ làm việc trong hệ điều hành Windows đều có các điểm chung sau:
+ Thanh tiêu đề: Chứa tên của chương trình.
+ Thanh bảng chọn: Chứa các nhóm lệnh (menu) của chương trình.
+ Thanh công cụ: Chứa biểu tượng của các lệnh chính.
+ Nhóm các nút: Đóng, phóng to, thu nhỏ nằm ở góc phải cửa sổ.
HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ nội dung chính.
? Yêu cầu HS lên thu nhỏ một chương trình thành biểu tượng trên thanh công việc.
HS: Thực hiện trên máy tính.
GV: Nhận xét.
HS: Chú ý, sửa sai.
4. Cửa sổ làm việc:
- Thanh tiêu đề: Chứa tên của chương trình.
- Thanh bảng chọn: chứa các nhóm lệnh (menu) của chương trình.
- Thanh công cụ: chứa biểu tượng của các lệnh chính
 Dùng để thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên thanh công việc.
 Dùng để phóng to hay thu nhỏ trên màn hình nền.
 Dùng để đóng cửa sổ và kết thúc chương trình hiện thời.
HĐ3: Củng cố. (3’)
? Nêu các cách chạy một số chương trình ứng dụng có trong máy tính.
Học sinh làm bài tập SGK trang 51.
4.Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Về nhà học bài cũ. Xem trước bài mới.
- Làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị bài thực hành 2: Làm quen với Windows.
Ngày soạn:08/11/2015
Ngày giảng:6A: 13/11/2015	6B: 13/11/2015	6C: 12/11/2015
TIẾT 26
Bài thực hành 2:
LÀM QUEN VỚI WINDOWS
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức:
- Nhận biết các biểu tượng chính trên giao diện khởi động của hệ điều hành Windows.
	- Biết màn hình nền (Desktop), nút start, các biểu tượng của chương trình ứng dụng và khái niệm cửa sổ windows trong hệ điều hành.
2) Kĩ năng: 
- Thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống.
- Làm quen với bảng chọn Start.
- Làm quen với biểu tượng và cửa sổ.
3) Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành. Một số hình ảnh về biểu tượng và hệ điều hành trong máy tính.
H: Đồ dùng học tập, ôn tập các kiến thức cơ bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức:(1')
2) Kiểm tra bài cũ: 	
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’) Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu về một vài thành của hệ điều hành Window, tiết học hôm nay các em sẽ thực hành và tìm hiểu rõ hơn về hệ điều hành Windows:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu, thảo luận nội dung thực hành (10’)
GV: Giới thiệu cách đăng nhập phiên làm việc của hệ điều hành Windows.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Để đảm bảo tính riêng tư khi làm việc trên máy tính, nhất là máy tính dùng chung cho nhiều người, Windows XP cho phép mỗi người có thể đăng ký riêng một tài khoản.
HS: Lắng nghe.
? Các em hiểu thế nào là tài khoản.
HS: Trả lời.
GV: Nhận Xét.
HS: Chú ý, lắng nghe.
GV: Tài khoản gồm tên và mật khẩu.
? Các em hiểu thế nào là mật khẩu.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét - phân tích - diễn giải.
GV: Nếu muốn mở một chương trình không có biểu tượng trên màn hình ta vào Start chọn chương trình từ mục All Programs của bảng chọn Start.
HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ nội dung chính.
? Công dụng của các biểu tượng chính trên màn hình là gì.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét – phân tích – diễn giải.
HS: Chú ý, lắng nghe.
? Theo các em, các biểu tượng này có thể di chuyển được không.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
? Chúng ta khởi động một biểu tượng nào đó, thì trên màn hình cho ta kết quả gì.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
1. Hướng dẫn ban đầu:
a) Đăng nhập phiên làm việc Log On.
B1: Khởi động Windows.
B2: Phụ thuộc vào từng loại HĐH, có thể bỏ qua) Nhập tên vào ô User name; nhập mật khẩu vào ô Password; ấn phím Enter.
b) Làm quen với bảng chọn Start.
Để kích hoạt một mục nào ta nháy chuột vào mục đó trong bảng chọn
Start.
- Khu vực 1: Cho phép mở các thư mục chứa dữ liệu chính của người dùng.
- Khu vực 2: All programs – hiện ra bảng chọn các chương trình đã cài đặt trong máy tính.
- Khu vực 3: Các phần mền người dùng hay sử dụng nhất trong thời gian gần đây.
- Khu vực 4: Các lệnh vào/ra hệ thống.
c) Một số thao tác với biểu tượng:
- Chọn: Nháy chuột vào biểu tượng.
- Kích hoạt: Nháy đúp chuột vào biểu tượng.
- Di chuyển: Nháy chuột để chọn biểu tượng, thực hiện thao tác kéo thả để di chuyển biểu tượng tới vị trí mới.
HĐ2: Thực hành (23’)
GV: Cho học sinh vào máy thực hành.
HS: Vào máy thực hành nội dung vừa thảo luận.
GV: Quan sát, quá trình thực hành của các em. Hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.
HĐ3: Kiểm tra kết quả thực hành (7’)
GV: Tiến hành kiểm tra kết quả thực hành của học sinh, ghi điểm một vài học sinh.
HS: Thực hiện theo những yêu cầu của giáo viên.
4.Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Thực hành lại trên máy ở nhà.
- Ôn lại lý thuyết.
- Đọc trước bài.
Nậm tăm, ngày  tháng 11 năm 2015
Duyệt của bộ phận chuyên môn
Ngày soạn: 14/11/2015
Ngày giảng: 6A:18/11/2015	6B:16/11/2015	6C:20/11/2015
TIẾT 27
Bài thực hành 2:
LÀM QUEN VỚI WINDOWS (tiếp)
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức:
- Nhận biết các tên biểu tượng chính trên giao diện khởi động của hệ điều hành Windows.
- Biết màn hình nền (Desktop), nút Start, các biểu tượng chương trình ứng dụng và khái niệm cửa sổ (Windows) trong hệ điều hành. 
2) Kĩ năng: 
- Thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống.
- Làm quen với bảng chọn Start.
- Làm quen với biểu tượng và cửa sổ.
3) Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành. Một số hình ảnh về biểu tượng và hệ điều hành trong máy tính.
H: Đồ dùng học tập, ôn tập các kiến thức cơ bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức:(1')
- Kiểm tra sĩ số: 6a: 6b:	6c:
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’) Ở tiết trước các em đã được thực hành một số thao tác với hệ điều hành Window, tiết học hôm nay các em sẽ được tiếp tục thực hành và tìm hiểu rõ hơn về hệ điều hành Windows:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu, thảo luận nội dung thực hành (10’)
GV: Giới thiệu cửa sổ làm việc trên máy.
HS: Chú ý lắng nghe.
? Yêu cầu HS làm quen và thực hiện các thao tác trên cửa sổ.
HS: Thực hiện.
GV: Nhận Xét.
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ nội dung chính.
? Yêu cầu HS thảo luận và thực hành.
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét – phân tích – diễn giải.
HS: Chú ý lắng nghe.
? Yêu cầu HS thảo luận tìm cách ra khỏi hệ thống.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
d, Cửa sổ: 
Các cửa sổ của hệ điều hành Windows đều có các điểm chung sau:
- Mỗi cửa sổ có một tên được hiển thị trên thanh tiêu đề của nó.
- Có thể dịch chuyển cửa sổ bằng cách kéo thả thanh tiêu đề.
- Thanh tiêu đề: Chứa tên của chương trình.
- Thanh bảng chọn: chứa các nhóm lệnh (menu) của chương trình.
- Thanh công cụ: chứa biểu tượng của các lệnh chính
 Dùng để thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên thanh công việc.
 Dùng để phóng to hay thu nhỏ trên màn hình nền.
 Dùng để đóng cửa sổ và kết thúc chương trình hiện thời.
e, Kết thúc phiên làm việc Log off:
- Nháy chuột tại nút Start.
- Nháy Log Off. 
- Xuất hiện cửa sổ tiếp tục nháy Log Off.
g, Ra khỏi hệ thống:
- Nháy nút Start. 
- Chọn Turn Off computer. 
- Chọn Turn Off.
HĐ2: Thực hành (23’)
GV: Cho học sinh vào máy thực hành.
HS: Vào máy thực hành nội dung vừa thảo luận.
GV: Quan sát, quá trình thực hành của các em. Hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.
HĐ3: Kiểm tra kết quả thực hành (7’)
GV: Tiến hành kiểm tra kết quả thực hành của học sinh, ghi điểm một vài học sinh.
HS: Thực hiện theo những yêu cầu của giáo viên.
* Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Về nhà học bài cũ. Xem trước bài mới.
- Làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị cho tiết bài tập.
Kiểm tra 15 phút
Bài 1: Em hãy nêu vai trò của hệ điều hành? Nêu tên một số phiên bản của Windows?
Bài 2: Các cửa sổ trong hệ điều hành Windows có các điểm chung nào?
Bài 3: Hãy nêu vai trò của nút Start? 
Hướng dẫn chấm + Biểu điểm
Bài 1: (2đ)
Hệ điều hành có vai trò rất quan trọng. Nó điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia vào quá trình xử lí thông tin.
Tên một số phiên bản của hệ điều hành Windows là: WindowXP, Window98, Window 2000
Bài 2: (7đ)
Các cửa sổ trong hệ điều hành Windows có các điểm chung là:
- Mỗi cửa sổ có một tên được hiển thị trên thanh tiêu đề của nó.	
- Có thể dịch chuyển cửa sổ bằng cách kéo thả thanh tiêu đề.
- Nút thu nhỏ dùng để thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên thanh công việc.
- Nút phóng to dùng để phóng to cửa sổ trên màn hình nền.
- Nút đóng dùng để đóng cửa sổ và kết thúc chương trình hiện thời.
- Thanh bảng chọn chứa các nhóm lệnh của chương trình.
- Thanh công cụ chứa biểu tượng các lệnh chính của chương trình.
Bài 3: (1đ)
Vai trò của nút Start: Là nơi bắt đầu mọi công việc trong Windows.
Ngày soạn:14/11/2015 
Ngày giảng: 6A:20/11/2015	6B: 20/11/2015	6C: 20/11/2015
TIẾT 28
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức:
- Học sinh hiểu và giải được các bài tập có liên quan đến: Hệ điều hành.
- Học sinh làm bài để hiểu và nắm vững hơn về tổ chức thông tin trên máy.
2) Kĩ năng: 
	- Học sinh có khả năng giải được các bài tập cùng dạng.
3) Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa. Một số hình ảnh về biểu tượng và hệ điều hành trong máy tính.
H: Đồ dùng học tập, ôn tập các kiến thức cơ bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức:(1')
- Kiểm tra sĩ số: 6a: 6b:	6c:
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: 	
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’) Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu về một vài thành của hệ điều hành Window, tiết học hôm nay các em sẽ thực hành và tìm hiểu rõ hơn về hệ điều hành Windows:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Lý thuyết (10’)
GV: Tổng hợp lại một số lý thuyết trọng tâm.
HS: Lắng nghe, ghi chép.
Lý thuyết.
Vì sao cần có hệ điều hành.
Hệ điều hành làm những việc gì?
Tổ chức thông tin trong máy tính.
Hệ điều hành Windows.
HĐ2: Bài tập (23’)
GV: Ra bài tập, hướng dẫn sơ bộ và yêu cầu học sinh làm tại lớp.
HS: Lắng nghe, tìm cách giải.
Hướng dẫn giải:
 Trước hết học sinh phải nhớ lại kiến thức về thế nào là: Hệ điều hành? Như vậy phần mềm học gõ bàn phím bằng 10 ngón tay không phải là Hệ điều hành.
 Vì nó không điều khiển mọi hoạt động của máy tính cũng như việc thực hiện các phần mềm khác.
HS: Lắng nghe, ghi chép.
GV: Ra bài tập và hướng dẫn học sinh cách giải bài.
HS: Lắng nghe, tìm cách giải.
Hướng dẫn giải:
 Đây là một câu hỏi dạng mở rộng, là học sinh lớp 6 các em có ít kĩ năng với những bài dạng này nên giáo viên cần gợi ý sao cho các em hiểu được tài nguyên máy tính là tất cả các thiết bị phần cứng, phần mềm và dữ liệu có trên máy tính.
HS: Lắng nghe, ghi chép.
GV: Ra bài tập, hướng dẫn sơ bộ và yêu cầu học sinh làm tại lớp.
HS: Suy nghĩ, thảo luận, tìm cách giải.
HS: Lắng nghe, ghi chép.
GV: Ra yêu cầu đề bài, hướng dẫn sơ bộ và yêu cầu học sinh làm tại lớp.
HS: Suy nghĩ, thảo luận, tìm cách giải.
HS: Lắng nghe, ghi chép.
Bài 1: Bài 5 trang 41
Phần mềm học gõ bàn phím bằng 10 ngón có phải là Hệ điều hành không? Vì sao?
Bài 2: Bài 6 trang 43
Em hãy liệt kê các tài nguyên của máy tính theo sự hiểu biết của mình.
Bài 3: Bài 4 trang 47
Trong một đĩa cứng có thể tồn tại hai tệp hoặc hai thư mục có tên giống nhau được hay không?
Lời giải:
Không. (nếu tính cả đường dẫn).
Bài 4: Bài 2 trang 51
Có cách nào để biết rằng hiện tại em mở bao nhiêu cửa sổ trong Windows? Nêu rõ cách nhận biết.
Lời giải:
Mỗi cửa sổ đang mở sẽ được thể hiện bằng một nút trên thanh công việc.
HĐ3: Củng cố (7’)
- Nhắc lại các kiến thức lý thuyết đã học?
* Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Xem lại các dạng bài tập và chuẩn bị Bài thực hành số 3.
Nậm tăm, ngày.. thángnăm 2015 Duyệt bộ phận chuyên môn
Ngày soạn: 19/11/2014
Ngày giảng: 6A:22/11/2014	6B:27/11/2014	6C:21/11/2014
TIẾT 29
Bài thực hành số 3:
CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤC
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức:
- Biết được các thao tác với thư mục (tạo mới, đổi tên, xoá).
- Làm quen với hệ thống quản lí tệp tin trong Windows XP.
2) Kĩ năng: 
- Thực hiện được các thao tác với thư mục.
- Sử dụng được cữa sổ My Computer để xem nội dung các thư mục.
3) Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc. Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực. 
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ máy tính.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành. 
H: Đồ dùng học tập, ôn tập các kiến thức cơ bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức:(1')
- Kiểm tra sĩ số: 6a: 6b:	6c:
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Câu hỏi: Nêu các thao tác tệp tin và thư mục?
 - Đáp án: Các thao tác chính với tệp tin vào thư mục:
+ Xem nội dung tệp tin và thư mục.
+ Tạo mới.
+ Đổi tên.
+ Xóa.
+ Sao chép.
+ Di chuyển.
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’) Ở tiết trước các em đã được học qua một số thao tác chính của thư mục, và tìm hiểu cách sử dụng cửa sổ My Computer để xem thông tin trong ổ đĩa và thư mục. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em thực hiện các thao tác đó:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu, thảo luận nội dung thực hành (10’)
? Em hãy nhắc lại cách xem thông tin trong máy tính.
HS: Suy nghĩ, trả lời: Vào cửa sổ My Computer.
GV: Nhận xét.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Để biết trong máy tính ta có mấy ổ đĩa, ổ đĩa chứa những gì ta vào cửa sổ My Computer.
Sử dụng cữa sổ My Computer như thế nào, chúng ta cùng đi vào nghiên cứu nội dung thứ nhất.
Giới thiệu cách mở cửa sổ My Computer.
Nháy đúp vào cữa sổ My Comp

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_12_He_dieu_hanh_Windows.doc