I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm bắt được các thao tác tính toán bằng cách sử dụng các công thức.
2. Kỹ năng:
- Biết cách nhập các công thức thông thường và công thức địa chỉ để tính toán trong chương trình bảng tính.
3. Thái độ:
- Hiểu được tính năng ưu việt của chương trình bảng tính là tính toán.
- Hiểu được ưu điểm của việc sử dụng công thức chứa địa chỉ so với việc sử dụng công thức thông thường.
- Tập trung, nghiêm túc.
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học Chủ đề: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức: - HS nắm bắt được các thao tác tính toán bằng cách sử dụng các công thức. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết được cách định dạng một trang tính theo các nội dung trên. 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc, thấy được tầm quan trọng của việc học bộ môn Tin học. Có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc sống. - Hợp tác, chia sẻ tích cực trong hoạt động nhóm. Bước 3: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Sử dụng công thức để tính toán Câu hỏi/bài tập định tính - HS biết mục đích sử dụng công thức - HS biết kí hiệu các phép toán và thứ tự thực hiện các phép toán Bài tập định lượng Bài tập thực hành 2. Nhập công thức: Câu hỏi/bài tập định tính Bài tập định lượng Bài tập thực hành - HS biết cách nhập công thức 3. Sử dụng địa chỉ trong ô công thức Câu hỏi/bài tập định tính -HS nắm đươc cách sử dụng địa chỉ trong công thức. Bài tập định lượng Bài tập thực hành -HS thực hành được trên máy tính đươc cách sử dụng địa chỉ trong công thức. Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới Qua dạy học chủ đề THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực: Năng lực chung: Mô hình hóa các tính toán trong thực tế trên chương trình bảng tính Năng lực côt lõi: Chọn được công thức tính toán phù hợp với nội dung bài thực tế. Tiết 13: Bài 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nắm bắt được các thao tác tính toán bằng cách sử dụng các công thức. 2. Kỹ năng: - Biết cách nhập các công thức thông thường và công thức địa chỉ để tính toán trong chương trình bảng tính. 3. Thái độ: - Hiểu được tính năng ưu việt của chương trình bảng tính là tính toán. - Hiểu được ưu điểm của việc sử dụng công thức chứa địa chỉ so với việc sử dụng công thức thông thường. - Tập trung, nghiêm túc. II. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp và thuyết trình. III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Ở các bài học trước, chúng ta đã biết được chương trình bảng tính là gì và công dụng của nó. Một trong những khả năng của chương trình bảng tính đó là khả năng tính toán. Vậy, các phép toán sẽ được viết trong chương trình bảng tính như thế nào? Cách viết công thức tính toán trong bảng tính có gì khác so với cách viết thông thường? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Sử dụng công thức để tính toán GV: Em nào có thể cho thầy biết các phép toán trong toán học? HS: Cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, phần trăm GV: Nhận xét câu trả lời. Ký hiệu các phép toán trong toán học. HS: Trả lời +; -; x; :; % GV: Nhận xét và tổng kết lại: Chúng ta có thể thực hiện tất cả những phép toán trên trong chương trình bảng tính. Nhưng các ký hiệu các phép toán trên có một số thay đổi như sau: GV: Trình chiếu lên màn hình bảng ký hiệu toán học. HS: Quan sát, nghe giảng. GV: Yêu cầu HS thực hiện các phép tính ở dưới lớp. Sau 1, 2 phút, gọi 1 học sinh lên đọc đáp án của mình. Cả lớp nhận xét và góp ý. (23+4)/3-6 8-2^3+5 50+5*3^2-9 (20-30/3)^2-80 (7*7-9):5 GV: Đưa ra đáp án, nêu ra phương án sai để học sinh nhận thức rõ việc viết công thức trong bảng tính phải tuân thủ theo đúng cú pháp và các ký hiệu đã quy định. 1. Sử dụng công thức để tính toán: Phép toán Toán học Chương trình bảng tính Cộng + + Trừ - - Nhân x * Chia : / Lũy thừa 52 5^2 Phần trăm % % - Trong bảng tính có thể sử dụng các phép tính: +, -, *, /, ^, % để tính toán. - Trong bảng tính cũng cần thực hiện thứ tự phép tính: Biểu thức có dấu ngoặc “( )”, “{ }”. + Các phép toán lũy thừa, *, /, +, -. Hoạt động 2: Cách nhập công thức trong bảng tính GV: Yêu cầu HS quan sát hình 22 trong SGK. HS: Quan sát. GV: Mở bảng tính Excel và nhập công thức (40 – 12)/7+ ( 58+24)*6 HS quan sát? GV: Có bao nhiêu bước để nhập công thức vào một ô tính? HS: trả lời. GV: Thực hiện mẫu các thao tác đó trên bảng tính. HS: Quan sát, lần lượt lên thực hiện trực tiếp trên máy. GV: Nhận xét GV: yêu cầu HS quan sát hình 23 SGK trang 23 ? HS: Quan sát. GV: Nếu chọn một ô không có công thức và quan sát thanh công thức, em sẽ thấy nội dung trên thanh công thức giống với dữ liệu trong ô.Còn nếu trong ô là công thức các nôi dung dung này sẽ khác nhau. HS: Chú ý quan sát và nghe giảng. 2. Nhập công thức: Có 4 bước để nhập công thức vào một ô: + Chọn ô cần nhập công thức. + Gõ dấu =. + Nhập công thức. + Nhấn Enter để chấp nhận. Lưu ý: Dấu =là dấu đầu tiên các em cần gõ khi nhập công thức vào 1 ô. 4. Củng cố : - Nhắc lại các bước để nhập công thức. - Gọi 1 số em lên thực hành trên máy tính. 5. Dặn dò: - Về nhà làm lại bài tập trả lời 4 câu hỏi trong SGK Tiết 14: Bài 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH(tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nắm bắt được các thao tác tính toán bằng cách sử dụng các công thức. 2. Kỹ năng: - Biết cách nhập các công thức thông thường và công thức địa chỉ để tính toán trong chương trình bảng tính. 3. Thái độ: - Hiểu được tính năng ưu việt của chương trình bảng tính là tính toán. - Hiểu được ưu điểm của việc sử dụng công thức chứa địa chỉ so với việc sử dụng công thức thông thường. - Tập trung, nghiêm túc. II. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp và thuyết trình. III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức . 2.Bài cũ: Nhập công thức vào bảng tính Excel ta thực hiện những bước nào? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Ở tiết trước, chúng ta đã biết được cách sử dụng công thức để tính toán, tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng địa chỉ trong công thức. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Sử dụng công thức để tính toán GV: Trên thanh công thức hiển thị ô C5, điều đó có nghĩa là gì? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Em hãy cho thầy biết địa chỉ của một ô là gì? HS: Địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên. GV: Mở bảng tính Excel thực hành cho HS quan sát: Nhập dữ liệu A1=25;B2=15. Tính trung bình cộng tại ô C3=(25+15)/2. HS: Quan sát. GV: Nếu thay đổi dữ liệu trong ô B2 thì kết quả trong ô C3 có tự động thay đổi không? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Như vậy nếu dữ liệu trong ô B2 thì ta phải cập nhật công thức tại ô B2. HS: Nghe giảng. GV: Có một cách thay cho công thức =(25+15)/2 ta chỉ cần nhập công thức =(A1+B2)/2 vào ô C3. Thì dữ liệu trong ô C3 sẽ tự động cập nhật khi mỗi lần ta thay đổi dữ liệu của ô A1, B2. HS: Chú ý nghe giảng và ghi vở. GV: Vậy sử dụng công thức chứa địa chỉ có tiện lợi gì? HS: Trả lời. GV: Thao tác 1 vài lần trên máy HS: Quan sát và lần lượt lên bảng thực hiện 3. Sử dụng địa chỉ trong ô công thức Ví dụ: A1 = 25 B2 = 15 Trung bình cộng lại C3 là (A1 + B2) / 2. * Chú ý: Nếu gía trị của A1 hoặc B2 thay đổi thì ô C3 cũng thay đổi theo. - Vậy Sử dụng công thức chứa địa chỉ thì nội dung các ô liên quan sẽ tự động được cập nhật nếu nội dung các ô trong công thức bị thay đổi. 4. Kết luận củng cố: - Chiếu lên màn hình các câu hỏi trắc nghiệm, gọi HS trả lời, GV nhận xét và tổng kết 5. Dặn dò: - Về nhà làm bài tập 3.3, 3.4 SBT - Xem trước bài mới để chuẩn bị cho tiết thực hành tuần tới Tiết 15: Bài thực hành 3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS nắm bắt được các thao tác tính toán bằng cách sử dụng các công thức. 2. Kỹ năng:Biết nhập và sử dụng công thức trên trang tính. 3. Thái độ: Tập trung, nghiêm túc. II. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành. III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Nhập công gồm mấy bước? Lợi ích của việc nhập địa chỉ vào ô công thức? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Ở tiết trước, chúng ta đã biết được cách sử dụng công thức để tính toán, tiết học hôm nay các em sẽ vận dụng các kiến thức đã học để thực hành trên máy. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cách sử dụng công thức để tính toán GV: Chiếu hình ảnh ký hiệu các phép toán trong chương trình bảng tính. GV: Các em hãy nhắc lại các bước nhập công thức vào trang tính? HS: Trả lời GV: Chiếu hình ảnh ví dụ nhập công thức = 20+15 tại ô A1 1. Nhập công thức: * Bài tập 1: - Nếu độ rộng của cột quá nhỏ không hiển thị hết dãy số quá dài, em sẽ thấy dãy các ký hiệu ## trong ô. Khi đó cần tăng đô rộng của ô để hiển thị hết các số. - Chú ý : Dấu = là dấu đầu tiên cần gõ khi nhập công thức vào một ô. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách sử dụng địa chỉ trong ô công thức GV: Đưa ra yêu cầu của bài tập HS: Thực hành trên máy |GV: Quan sát HS thực hành, điều chỉnh sửa sai cho HS HS: Rút kinh nghiệm 2. Tạo trang tính và nhập công thức. * Bài tập 2: E F G H I 1 =A1+5 =A1*5 = A1+B2 =(A1+B2*C4)/3 =(A1+B2)*C4 2 =A1*C4 =B2-A1 =(A1+B2)-C4 =(A1+B2)/C4 =B2^A1-C4 3 =B2*C4 =(C4-A1)/B2 =(A1+B2)/2 =(B2+C4)/2 4. củng cố: - Nhận xét lại các kết quả của từng nhóm học sinh, nêu ra cái đã làm được và cái chưa làm được, rút kinh nghiệm cho giờ học sau. - Chiếu lên màn hình các câu hỏi trắc nghiệm, gọi HS trả lời, GV nhận xét và tổng kết. 5. Dặn dò: - Về nhà các em luyện tập thêm ở trên máy Tiết 16: Bài thực hành 3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:HS nắm bắt được các thao tác tính toán bằng cách sử dụng các công thức. 2. Kỹ năng: Biết nhập và sử dụng công thức trên trang tính. 3. Thái độ: Tập trung, nghiêm túc. II. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành. III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức . 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Thực hành lập và sử dụng công thức GV: Nêu yêu cầu của bài toán HS: Lắng nghe GV: Các em hãy cho biết số tiền trong sổ tiết kiệm sau mỗi tháng được tính như thế nào? HS: Trả lời GV: Nhận xét và tổng kết lại Bằng gốc cộng lãi sau mỗi tháng. Lãi của mỗi tháng được tính bằng gốc nhân lãi suất và nhân với số tháng GV: Theo cách tính đó, các em hãy cho biết công thức nhập vào ô E3 như thế nào? HS: Công thức là: =B2+B2*B3*D3 GV: Nhận xét, tổng kết lại HS: Lắng nghe, suy nghĩ thực hành 3. Thực hành lập và sử dụng công thức: * Bài tập 3: Số tiền trong sổ: Bằng gốc cộng lãi sau mỗi tháng. Lãi của mỗi tháng được tính bằng gốc nhân lãi suất và nhân với số tháng Công thức là: =B2+B2*B3*D3 Hoạt động 2: Thực hành lập một bảng tính GV: Sử dụng máy chiếu để dẫn dắt HS thực hành trên máy HS: Vừa quan sát vừa thực hành GV: Chú ý những học sinh yếu để hướng dẫn cụ thể cho các em Bài tập 4 : Thực hành lập bảng tính và sử dụng công thức 4. Kết luận củng cố: - Nhận xét lại các kết quả của từng nhóm học sinh, nêu ra cái đã làm được và cái chưa làm được, rút kinh nghiệm cho giờ học sau. 5. Dặn dò: - Về nhà các em luyện tập thêm ở trên máy - Xem trước bài sử dụng hàm để tính toán
Tài liệu đính kèm: