1. Kiến thức
- Biết sử dụng một số hàm cơ bản như SUM,AVERAGE,MAX,MIN.
- Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
2. Kĩ năng
- Biết hàm là một dạng đặc biệt của công thức đã được xây dựng sẵn.
- Biết hai cách nhập hàm: Gõ từ bàn phím như công thức hoặc sử dụng nút lệnh trên thanh công thức.
- Viết đúng cú pháp và tính toán được kết quả đối với các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
- Sử dụng được địa chỉ khối làm tham số của hàm.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính tự giác, tích cực, nghiêm túc trong khi học tập.
- Rèn tính tư duy khoa học và logic
Bước 3: Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề
Bước 1: Chủ đề “Sử dụng các hàm để tính toán” Bước 2: Xác định KTKN của chủ đề. Kiến thức Biết sử dụng một số hàm cơ bản như SUM,AVERAGE,MAX,MIN. Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức. Kĩ năng Biết hàm là một dạng đặc biệt của công thức đã được xây dựng sẵn. Biết hai cách nhập hàm: Gõ từ bàn phím như công thức hoặc sử dụng nút lệnh trên thanh công thức. Viết đúng cú pháp và tính toán được kết quả đối với các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN. Sử dụng được địa chỉ khối làm tham số của hàm. 3. Thái độ: - Rèn luyện tính tự giác, tích cực, nghiêm túc trong khi học tập. - Rèn tính tư duy khoa học và logic Bước 3: Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) 1.Hàm trong chương trình bảng tính Câu hỏi/bài tập định tính HS nhận biết được hàm HS hiểu được hàm dùng để tính toán Bài tập định lượng Bài tập thực hành 2. Cách sử dụng hàm Câu hỏi/bài tập định tính Bài tập định lượng Bài tập thực hành HS biết cách sử dụng hàm 3. Một số hàm thông dụng Câu hỏi/bài tập định tính HS biết tên các hàm Bài tập định lượng Bài tập thực hành HS biết sử dụng hàm để tính toán trong một bài toán cụ thể Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới Qua dạy học chủ đề trình bày dữ liệu bằng biểu đồ có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực: Năng lực chung: - Mô hình hóa các hoạt động thực tiễn. Năng lực cốt lõi: - Sử dụng thành thạo các hàm vận dụng vào các bài tập thực tế. df&ec TIẾT 20 Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:- Biết khái niệm hàm sử dụng hàm,trong chương trình bảng tính 2. Kỹ năng:- Biết cách sử dụng hàm để giải quyết bài toán trong thực tế 3. Thái độ: Tập trung, nghiêm túc, nhận thức được việc sử dụng các hàm. II. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thuyết trình. III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức : . 2. Kiểm tra bài cũ: A B C D E F G 1 STT Họ Tên Toán Lý Tin Tổng TBC 2 1 Hải Anh 2 5 6 ? 3 2 Ngọc Anh 4 9 7 ? . . Minh Ánh 8 3 9 ? 41 40 Hãy tình tổng điểm 3 môn cho HS1, HS2. Hãy tính TBC=(toán+lý+Tin)/3 cho HS1, HS2. 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Ngoài cách tính theo công thức trên ta còn có cách nào nữa không? Cách mới có ưu điểm gì? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về nó. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu về hàm trong chương trình bảng tính GV : Hàm là gì? HS: Đọc sgk: trả lời. GV: Cách tính như trên ta gọi là sử dụng công thức, cách tính sử dụng hàm ntn? HS: lên bảng tính tổng điểm 3 môn củ a HS1, HS2 bằng cách sử dụng hàm. Sử dụng công thức: =2+5+6 Hoặc: =c2+d2+e2 Sử dụng hàm: =sum(2,5,6) Hoặc: =Sum(c2,d2,e2) 1. Hàm trong chương trình bảng tính. • Hàm là một số công thức được định nghĩa từ trước. • Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách sử hàm trong chương trình bảng tính GV: Hãy nhắc lại 4 bước nhập công thức vào ô tính. HS: Nhắc lại HS: Ghi vở. GV: Kí tự bắt buộc phải có trước tên hàm là gì? HS: Dấu bằng. 2. Cách sử dụng hàm. * Các bước nhập hàm: +Chọn ô cần nhập hàm. +Gõ dấu = +Gõ tên hàm theo cú pháp của hàm. +Nhấn Enter. Hoạt động 2: Giới thiệu 1 số hàm trong chương trình bảng tính GV: Hãy tính tổng điểm 3 môn cuả học sinh 3: HS. Tính tổng GV: có một cách tính tổng khác như sau: =Sum (2,5,6) Hoặc = sum(c2,d2,e2). GV: Các biến số a,b,c có giới hạn số lượng không? HS: Không GV: Hãy lên bảng xác định các ô thuộc khối C2:D4 GV: Hãy lên bảng viết công thức tính tổng các ô thuộc khối C2: D4. HS: sum(C2:D4). GV: Hãy tính tổng tất cả các ô thuộc 2 khối c2:d4 và F2:F4. HS: Thực hiện GV: treo bảng phụ bài tập: -Công thức nào sau đây cho kết quả khác các công thức còn lại. =SUM(C3,D3,E3) =SUM(C3:E3) =SUM(C3,D3:E3) =SUM(8,D3,E3) =SUM(8,C3:E3) =C3+D3+E3. HS: Hoạt động nhóm. 3. Một số hàm trong chương trình bảng tính. a. Hàm tính tổng. Tên hàm: Sum Cú pháp: =Sum(a,b,c) Trong đó: a,b,c: Là các biến số, (các biến số có thể là địa chỉ ô tính, điạ chỉ khối) - Hàm Sum cho phép sử dụng địa chỉ khối trong công thức tính. Ưu điểm khi sử dụng hàm: 4. Củng cố: + Sử dụng thông tin của hình 30-sgk(34) Hãy viết công thức tính nhanh nhất tổng điểm toán của 15 học sinh + Chọn công thức và kết quả đúng nếu tính tổng của khối A1:C3 A.=sum(A1,C3) à 0 B. =sum(A1,C3) à 24 C. =sum(A1:C3) à 24 D. =sum(A1,A3,B2,C1,C3) à 0 5. Dặn dò: Về nhà học lại cú pháp của các hàm df&ec TIẾT 21 Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN(tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:- Biết khái niệm hàm sử dụng hàm trong chương trình bảng tính 2. Kỹ năng: - Biết cách sử dụng hàm để giải quyết bài toán trong thực tế 3. Thái độ: - Tập trung, nghiêm túc, nhận thức được việc sử dụng các hàm. II. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thuyết trình. III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy trình bày các bước sử dụng hàm trong Excel. ? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Ở tiết trước chúng ta đã biết đươc hàm tính tổng, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp các hàm còn lại trong bài 4 này. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu 1 số hàm trong chương trình bảng tính GV :Hãy lên bảng tính trung bình cộng cho HS1. HS : Thực hiện ? hãy quan sát bảng tính : Hình 30- sgk-34 và tìm ra giá trị lớn nhất trong khối ô C3 :E4 HS: Thực hiện GV: Hãy sử dụng hàm Max để viết công thức lấy giá trị lớn nhất trong khối ô C3 :E4. GV: Hãy quan sát bảng tính : Hình 30- sgk-34 và tìm ra giá trị nhỏ nhất trong khối ô C3 :E4 GV: Hãy sử dụng hàm Min để viết công thức lấy giá trị nhỏ nhất trong khối ô C3 :E4. HS: Thực hiện GV: Nhận xét, tổng kết HS: Lắng nghe, ghi chép 3. Một số hàm trong chương trình bảng tính. b. Hàm tính trung bình cộng Hàm AVERAGE được nhập vào ô tính như sau: =AVERAGE(a,b,c,...) Trong đó các biến a, b, c,... là các số hay địa chỉ của các ô cần tính. Ví dụ: =AVERAGE(3,7,20) tương đương =(3+7+20)/3 c. Hàm xác định giá trị lớn nhất : MAX Hàm MAX được nhập vào ô tính như sau: =MAX(a,b,c,...) Hàm MIN được nhập vào ô tính như sau: d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất: MIN =MIN(a,b,c,...) trong đó các biến a, b, c,... là các số hay địa chỉ của các ô tính. Hoạt động 2: Bài tập GV : Đưa ra 1 số bài tập HS : Lên bảng làm bài tập GV : Gọi HS nhận xét HS : Trả lời GV : Tổng kết Câu 1: Để tính điểm tổng kết ở ô G4, thì cách nhập hàm nào sau đây là không đúng? =Average(C4:F4) =Average(8,D4:F5) =AVERAGE(C4,7,E4:F4) =Average(C4,D4,E4,F4) Câu 2: Nếu môn Toán được tính hệ số 3, môn văn tính hệ số 2. Công thức nào sau đây cho kết quả sai tại ô G4? =average(c4*3,d4*2,e4,e4) =average(8,8,8,7,7,8,8) =average(c4,c4,c4,d4,d4:f4) =average(c4,c4,c4,d4,d4,e4,f4) 4. Kết luận củng cố: - Cách sử dụng hàm trong bảng tính - Các hàm cơ bản: Sum, Average, Max, Min 5. Dặn dò: - Về nhà các em xem trước bài mới, chuẩn bị cho 2 tiết thực hành tới. df&ec TIẾT 22 Bài thực hành 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS nắm bắt được các thao tác tính toán bằng cách sử dụng các công thức. 2. Kỹ năng: - Biết nhập và sử dụng công thức và hàm vào ô tính. - Biết sử dụng các hàm Sum, Average, Max, Min 3. Thái độ: - Tập trung, nghiêm túc, có ý thức tự học. - Vận dụng được cú pháp của các hàm vào những bài toán thực tiễn. II. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành trên máy. III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: . - Em hãy nêu các bước để nhập hàm vào 1 ô tính? - Hàm Sum, Average, Max, Min dùng để làm gì? 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: - Ở các tiết trước chúng ta đã tìm hiểu hàm là gì, các hàm tính toán cơ bản như hàm Sum, Average, Max, Min, tiết học hôm nay chúng ta sẽ hiểu kỹ hơn khi thực hành tính toán trên máy vi tính. b. Triển khai bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn HS sử dụng hàm để tính toán GV: Nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập. HS: Lắng nghe, quan sát. GV phát cho HS nội dung thực hành. GV: Làm mẫu 1 lần HS: Quan sát, ghi chép, thực hành. GV hướng dẫn, quan sát, giúp đỡ, uốn nắn sai sót, chú ý học sinh cá biệt. GV: Tổng kết lại: Chỉ rõ những lỗi mà các em thường mắc phải và cách khắc phục. 1. Bài tập 1: Lập trang tính và sử dụng công thức: a. Nhập điểm thi tương tự như hình ảnh minh họa. b. Sử dụng công thức thích hợp để tính điểm TB. c. Tính điểm trung bình của cả lớp. d. Lưu bảng tính với tên Bang diem lop em. Hoạt động 2: HS mở bảng tính So theo doi the luc và thực hiện theo yêu cầu GV: Hướng dẫn cho HS vận dụng kiến thực ở bài tập 1 HS: Lắng nghe, thực hành. GV: Kiểm tra và chấm điểm cho các nhóm. GV: Tổng kết lại: Những cái HS làm được và những hạn chế trong giờ thực hành. Bài tập 2: Mở bảng tính So theo doi the luc. + Tính chiều cao trung bình +Cân nặng trung bình + Lưu trang tính. 4. Kết luận củng cố: - Nhận xét lại các kết quả của từng nhóm học sinh, gọi 1 em lên bảng ghi lại các công thức. 5. Dặn dò: - Các em đọc trước bài mới cho tiết học tiếp theo df&ec Tiết:23 Bài thực hành 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM (tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nắm bắt được các thao tác tính toán bằng cách sử dụng các công thức. 2. Kỹ năng: - Biết nhập và sử dụng công thức và hàm vào ô tính. - Biết sử dụng các hàm Sum, Average, Max, Min 3. Thái độ: - Tập trung, nghiêm túc, có ý thức tự học. II. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành. III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: . - Em hãy nêu các bước để nhập hàm vào 1 ô tính? 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Thực hành sử dụng các hàm Average, Max, Min GV: Nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập. HS: Lắng nghe, quan sát. GV: Phát cho HS nội dung thực hành. HS: Thảo luận nhóm, thực hành. GV hướng dẫn, sửa chữa những sai sót mà HS mắc phải GV: Tổng kết lại: Chỉ rõ những lỗi mà các em thường mắc phải và cách khắc phục. 1. Bài tập 3: Sử dụng các hàm Average, Max, Min: a. Hãy sử dụng hàm thích hợp để tính lại các kết quả đã tính trong bài tập 1, so sánh với cách tính bằng công thức. b. Sử dụng hàm Average để tính điểm TB c. Hãy sử dụng hàm Max, Min để xác định điểm trung bình cao nhất và điểm trung bình thấp nhất. Hoạt động 2: Lập trang tính và sử dụng hàm Sum GV: Hướng dẫn cho HS vận dụng kiến thực ở bài tập 1. HS: Lắng nghe, thực hành. GV: Kiểm tra và chấm điểm cho các nhóm. GV: Tổng kết lại: Những cái HS làm được và những hạn chế trong giờ thực hành. Bài tập 4:Lập trang tính và sử dụng hàm sum: Sử dụng hàm thích hợp tính: Tổng giá trị sản xuất của vùng đó theo từng năm vào cột bên phải. Tính giá trị sản xuất trung bình trong sáu năm theo từng ngành sản xuất. Lưu bảng tính với tên “Gia tri san xuat”. 4. Kết luận củng cố: (5’) - Nhận xét lại các kết quả của từng nhóm học sinh, gọi 1 em lên bảng ghi lại các hàm tính toán. 5. Dặn dò: (1’) - Về nhà các em thực hành lại trên máy tính và xem lại các bài đã học. df&ec TIẾT 24 BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố, nắm vững các kiến thức đã học. - Thông qua các bài trắc nghiệm nắm vững kiến thức về bảng tính 2. Kỹ năng: - Vận dụng vào thực tế, làm bài tập 3. Thái độ: - Nghiêm túc, chăm chỉ II. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thuyết trình. III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Công dụng và cú pháp của các hàm: Sum, Average, Max, Min 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Để hệ thống hóa lại kiến thức mà các em đã học từ đầu năm học cho đến nay, hôm nay cô và các em sẽ giải quyết một số bài tập cơ bản để tiết sau chúng ta làm bài tập. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Những kiến thức trọng tâm GV: Hệ thống lại kiến thức: HS: Lắng nghe, nghi chép I. Kiến thức trọng tâm: +Các thành phần chính và dữ liệu của bảng tính. +Thực hiện tính toán trên trang tính. +Sử dụng các hàm để tính toán. Hoạt động 2: Giải các bài tập GV: Đưa ra bài tập HS: Thảo luận, trả lời GV: Nhận xét, tổng kết lại HS: Ghi chép, rút ra bài học. Đáp án: S S Đ S Đ GV: Đưa ra bài tập HS: Thảo luận, trả lời GV: Nhận xét, tổng kết lại HS: Ghi chép, rút ra bài học Đáp án: e) GV: Đưa ra bài tập HS: Thảo luận, trả lời GV: Nhận xét, tổng kết lại HS: Ghi chép, rút ra bài học Đáp án: ô tính, đúng. GV: Đưa ra bài tập HS: Thảo luận, trả lời GV: Nhận xét, tổng kết lại HS: Ghi chép, rút ra kiến thức bài học GV: Đưa ra bài tập HS: Thảo luận, trả lời GV: Nhận xét, tổng kết lại HS: Ghi chép, rút ra kiến thức bài học GV: Đưa ra bài tập HS: Thảo luận, trả lời GV: Nhận xét, tổng kết lại HS: Ghi chép, rút ra kiến thức bài học Bài 1: Những phát biểu sau đúng (Đ) hay sai (S) Phát biểu Đ S 1. Bảng tính ít được dùng trong cuộc sống. 2. Có thể thực hiện tính toán tự động trên các bảng tính thực hiện bằng tay 3. Khi dữ liệu ban đầu thay đổi thì kết quả tính toán trong các bảng tính điện tử thay đổi một cách tự động mà không cần phải tính toán lại. 4. Chương trình bảng tính chỉ có thể xử lý dữ liệu dạng số. 5. Các bảng tính cho phép sắp xếp dữ liệu theo những tiêu chuẩn khác nhau. Bài 2: Ích lợi của chương trình bảng tính là : Việc tính toán được thực hiện tự động. Khi các dữ liệu thay đổi thì các tính toán cũng được cập nhật tự động. Các công cụ giúp trình bày dữ liệu nổi bật và đẹp mắt. Có thể dễ dàng tạo ra các biểu đồ minh họa trực quan. Tất cả các lợi ích trên. Bài 3: Giao của một hàng và một cột được gọi là : dữ liệu trường ô công thức. ô tính Theo mặc định, Excel sẽ lưu sổ tính của bạn với phần mở rộng .Xls. Đúng hay sai? Bài 4: Bạn không thể ẩn thanh công thức. Đúng hay sai? Đúng Sai Bài 5: Theo mặc định, mỗi sổ tính Excel chứa bao nhiêu trang tính? 1 2 3 4 Bài 6: Một sổ tính Excel có thể chứa tối đa bao nhiêu trang tính? 10 100 255 256 Bài 7: Địa chỉ của ô thuộc hàng thứ ba và cột thứ ba là: A3 B3 C3 D3 Bài 8: Cái gì được hiển thị trong thanh công thức? Thông báo lỗi Giá trị đã tính toán của công thức Công thức của ô hiện hành Ghi chú của ô hiện hành Bài 9: Hàm nào tính tổng giá trị của các đối số? Average SUM Min Max Bài 10: Theo mặc định, dữ liệu văn bản được căn lề Trái Phải Giữa Hai bên Bài 11: Theo mặc định, dữ liệu số được căn lề Trái Phải Giữa Hai bên Bài 12: Bạn không thể nhập một số dưới dạng văn bản. Đúng hay sai? Đúng Sai Bài 13: Bạn phải nhập ký tự nào đầu tiên khi nhập công thức? ‘ “ = := 4.Kết luận củng cố: + Đánh giá kết quả làm bài tập của HS + Học bài cũ , chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết 5. Dặn dò: Về nhà học kỹ bài tiết sau làm kt một tiết df&ec TIẾT 25 BÀI TẬP I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Sử dụng lí thuyết đã học ở các bài 1 đến bài 5 2. Kỹ năng: Vận dụng lý thuyết đã học ở các bài 1 đến bài 5 để giải một số bài tập và câu hỏi trong SGK và sách bài tập. 3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc trong học tập và say mê giải các câu hỏi và bài tập. 4. Năng lực: Nhằm củng cố lại độ bền kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5. - Giúp HS vận dụng lí thuyết đã học để giải một số bài tập và câu hỏi ở SGK, sách bài tập. B. PHƯƠNG PHÁP: - Hỏi – đáp, quan sát trực quan, diễn giải tìm hướng giải quyết vấn đề. C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK tin 7, một máy tính để giới thiệu. 2. Học sinh: - SGK tin 7, ôn tập các nội dung đã học. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: * BÀI CŨ: 1) Mở “BAITH3” đã lưu trên máy và tính ĐTB của từng môn học. 2) Tìm ĐTB lớn nhất, nhỏ nhất. * BÀI MỚI: Hoạt động giáo viên-HS Nội dung kiến thức Câu 1: Giả sử ô A1 đang được kích hoạt. Hãy cho biết cách nhanh nhất để chọn ô K70, A40. HS: Trả lời bằng cách thực hiện trên máy tính lớn. Câu 2: - Nháy chuột vào hộp tên và gõ A:A + Gõ: A:C; B2:D6 + Gõ 2:2; 2:4 + A:A,A:C,2:2,2:4,B2:D6 Câu 3: HS: Trả lời bằng cách thực hiện trên máy tính lớn. Câu 4: HS: Trả lời bằng cách thực hiện trên máy tính lớn. Câu 5: Vùng giao nhau giữa một cột và một hàng gọi là ô tính Câu 6: Địa chỉ ô được gọi tên cột trước, tên hàng sau Câu 7: - Hàm tính tổng - Hàm tính trung bình cộng - Hàm tìm giá trị lớn nhất. - Hàm tìm giá trị nhỏ nhất. Câu 8: Ô tính có độ rộng hẹp nên không hiển thị hết dữ liệu kiểu số có trong ô. Câu 9: Khối ô C6:D9 không đồng nhất với khối ô D9:C6 vì khối ô C6:D9 có ô C6 được kích hoạt, còn khối ô D9:C6 có ô D9 được kích hoạt. Câu 10: a. Chứa dữ liệu kí tự b. Không chứa dữ liệu ảnh. c. Chứa dữ liệu số d. chứa dữ liệu thời gian Câu 1: - Đến nhanh ô K70: Nháy chuột vào hộp tên gõ K70 → Gõ phím Enter. - Đến nhanh ô A40: Nháy chuột vào hộp tên gõ A40 → Gõ phím Enter Câu 2: - Chọn cột A,. - Chọn cột A, B, C, chọn khối ô từ B2 đến D6 - Chọn dòng 2, chọn dòng 2, 3, 4 - Chọn nhiều khối ô: Cột A, cột A, B, C, dòng 2, dòng 2, 3, 4, khối ô từ B2 đến D6. Câu 3: Nêu cách chọn đối tượng. - Chon 1 ô: Nháy chuột vào ô cần chọn. - Chọn 1 hàng: Nháy chuột vào nút tên hàng - Chọn 1 cột: Nháy chuột vào nút tên cột. - Chọn khối ô: Di chuyển chuột để chọn. - Chọn nhiều khối ô không liền kề: Chọn khối đầu + giữ phím Ctrl + lần lượt chọn các khối tiếp theo * Ô được chọn đầu tiên là ô được kích hoạt. Câu 4: Phát biểu nào sau là sai khi nói về lợi ích của chương trình bảng tính? a. Việc tính toán được thực hiện tự động. b. Có thể dễ dàng tạo biểu đồ. c. Khi chỉnh sửa tự động cập nhất kết quả. d. Bảng tính chỉ nhập được dữ liệu kiểu số. Câu 5: Vùng giao nhau giữa một cột và một hàng gọi là? Câu 6: Địa chỉ ô được gọi như thế nào? Câu 7: Cho biết chức năng của các hàm sau - Sum - Average - Max - Min Câu 8: Cho biết ý nghĩa của kí hiệu sau ## Câu 9: Khối ô C6:D9 có đồng nhất với khối ô D9:C6. Câu 10: Phát biểu nào sau đâu là sai khi nói về bảng tính 4. Củng cố: GV: - Nhận xét độ bền kiến thức, thái độ làm bài của HS 5. DẶN DÒ: Về ôn tập lại toàn bộ lí thuyết đã học từ bài 1 đến bài 4 và làm các bài tập còn lại ở SGK, sách bài tập để tiết sau kiểm tra một tiết thực hành. df&ec
Tài liệu đính kèm: