Bài 15: CHỈNH SỬA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Biết các thao tác biên tập văn bản đơn giản: Xóa, chèn thêm văn băn.
- Biết cách chọn phần văn bản.
2. Về kỹ năng:
- Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản.
- Thực hiện các thao tác: Xóa, chèn thêm văn bản
3. Về thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Những phương pháp gợi ý:
- Nêu vấn đề-giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình.
- Phân tích, tổng hợp.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tài liệu giảng dạy: Giáo án, SGK.
- Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên.
- Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: Máy chiếu.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị kiến thức: Học bài cũ, xem trước bài mới trước khi đến lớp.
- Chuẩn bị tài liệu học tập: Sách giáo khoa, sách bài tập và đồ dùng học tập.
Bài 15: CHỈNH SỬA VĂN BẢN I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Biết các thao tác biên tập văn bản đơn giản: Xóa, chèn thêm văn băn. - Biết cách chọn phần văn bản. 2. Về kỹ năng: - Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản. - Thực hiện các thao tác: Xóa, chèn thêm văn bản 3. Về thái độ: - Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo. - Tích cực tham gia xây dựng bài. II. PHƯƠNG PHÁP: Những phương pháp gợi ý: - Nêu vấn đề-giải quyết vấn đề. - Thuyết trình. - Phân tích, tổng hợp. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tài liệu giảng dạy: Giáo án, SGK. - Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên. - Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: Máy chiếu. 2. Học sinh: - Chuẩn bị kiến thức: Học bài cũ, xem trước bài mới trước khi đến lớp. - Chuẩn bị tài liệu học tập: Sách giáo khoa, sách bài tập và đồ dùng học tập. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Xóa và chèn thêm văn bản: - GV: Chiếu hình bàn phím trên Silde. Đặt câu hỏi: Để xóa kí tự ta sử dụng phím nào? - GV: Nhận xét - GV: Phím Backspace xóa kí tự ở phía nào của con trỏ soạn thảo? - GV: Phím Delete xóa kí tự ở phía nào của con trỏ soạn thảo? - GV: Cho ví dụ ghi trên bảng. - Ví dụ: “Trời nắng”. Yêu cầu xóa “n” Bằng hai phím Backspace và Delete. - GV: Để xóa phần văn bản lớn hơn, ta làm thế nào? - GV: Xóa là một thao tác loại bỏ dữ liệu. Đôi khi do nhầm lẫn hay vội vàng chúng ta thường xóa đi những dữ liệu có ích, vì thế các em hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi xóa một nội dung gì. - GV: Tuy nhiên nếu nội dung chúng ta trình bày cảm thấy thiếu sót, em có thể thêm vào phần văn bản đã soạn thảo một nội dung mới đầy đủ hơn bằng cách chèn vào đoạn văn bản đó. - GV: Chèn câu sau đây vào vị trí đầu đoạn văn bản sau: + Chèn câu: “Việt Nam là đất nước nhiệt đới tươi đẹp và giàu lòng mến khách.” Đoạn văn: “Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chính nó đã đem lại cho Việt Nam nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng phong phú. Việt Nam là một trung tâm đặc hữu của thế giới với 87 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó nổi bật có 11 vườn Quốc gia đại diện cho hầu hết các dạng cảnh quan, các hệ sinh thái.” - GV: Nêu cách chèn nội dung. - HS: Quan sát hình trên Silde và trả lời. - HS: Quan sát, chú ý lắng nghe. - HS: Trả lời. - HS: Trả lời. - HS: Lên bảng thực hiện. - HS: Trả lời. - HS: Chú ý lắng nghe. - HS: Lắng nghe. - HS: Trả lời. 1. Xóa và chèn thêm nội dung: Để xóa một vài kí tự, ta dùng phím Backspace hoặc Delete. a. Xóa: * Xóa một vài kí tự: - Backspace: xóa ký tự ngay trước con trỏ soạn thảo. - Delete: xóa ký tự ngay sau con trỏ soạn thảo. - Để xóa phần văn bản lớn hơn: + Nếu sử dụng các phím Backspace hoặc Delete sẽ rất mất thời gian. + Nên chọn (còn goi là đánh dấu) phần văn bản cần xóa và nhấn phím Backspace hoặc Delete. * Lưu ý: Hãy kiểm tra kĩ nội dung trước khi xoá. b. Chèn: - Chèn thêm nội dung: + Di chuyển con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn. + Gõ thêm nội dung vào. Hoạt động 2: Chọn phần văn bản: - GV: Một lần nhấn phím BackSpace hoặc phím Delete em xóa được mấy kí tự? - GV: Vậy nếu muốn xóa phần văn bản lớn hơn thì làm thế nào? Đây chính là nội dung của mục chọn phần văn bản. - GV: Như ở các tiết học trước, để chọn bất kì một thư mục nào ta thực hiện thao tác gì? - GV: Nhận xét: Tương tự ở đây cũng vậy nhưng trong bài này là chọn phần văn bản, đây là chọn những đối tượng lớn hơn (cả một câu, hoặc là một đoạn, không phải là một đối tượng như đã học trong chương trước). - GV: Vì vậy các em phải thực hiện chính xác từng đối tượng. - GV: Cho ví dụ: Chèn câu sau vào đoạn văn bản? - GV: Để chọn một phần văn bản thì ta phải làm thế nào? - GV: Thực hiện mẫu cho HS. - GV: Giới thiệu thêm cách chọn văn bản bằng cách kết hợp chuột và bàn phím. + Đưa con trỏ chuột vào vị trí đầu. + Giữ phím Shift và nháy chuột vào cuối đoạn văn cần chọn. - GV: Yêu cầu HS lên thực hành. - HS: Trả lời. - HS: Lắng nghe hướng dẫn, quan sát SGK - HS: Nháy chuột chọn vào thư mục đó. - HS: Chú ý lắng nghe. - HS: Chú ý lắng nghe. - HS: Trả lời. - HS: Trả lời. - HS: Chú ý lắng nghe, quan sát. - HS: Thực hành trên máy. 2. Chọn phần văn bản: Để chọn một đoạn văn bản: - B1: Đưa con trỏ chuột vào vị trí đầu. - B2: Kéo thả chuột đến vị trí cuối. 4. Củng cố: - Sơ đồ tư duy. - Đưa ra một số câu hỏi bài tập, trắc nghiệm trên Silde. - Yêu cầu học sinh lên thực hiện xóa và chèn văn bản. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài cũ. - Làm bài tập SGK. - Xem trước nội dung còn lại của bài “CHỈNH SỬA VĂN BẢN”. V. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... NGƯỜI SOẠN (Ký và ghi rõ họ tên) LÊ THỊ DIỄM ÁI
Tài liệu đính kèm: