1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1: - Học sinh biết cách chọn các đối tượng trên trang tính (Chọn một ô, một hàng, một cột, một khối và chọn đồng thời nhiều khối)
* Hoạt động 2: - Học sinh biết có thể nhập nhiều dạng dữ liệu khác nhau vào các ô của trang tính. Có hai dạng dữ liệu thường dùng : Dữ liệu kí tự và dữ liệu số
- Học sinh biết ở chế độ ngầm định trong ô tính dữ liệu kiểu số được căn thẳng lề phải ; dữ liệu kiểu kí tự được căn thẳng lề trái.
1.2. Kĩ năng:
• Hs thực hiện được:
- Các thao tác chọn đối tượng trên trang tính: Chọn một ô, một hàng, một cột, một khối và chọn đồng thời nhiều khối.
- Xác định được ô tính nào chứa dữ liệu kiểu số và ô tính nào chứa dữ liệu kí tự trong các ô dữ liệu có sẵn.
• Hs thực hiện thành thạo:
- Các thao tác chọn đối tượng trên trang tính: Chọn một ô, một hàng, một cột, một khối và chọn đồng thời nhiều khối.
- Xác định được ô tính nào chứa dữ liệu kiểu số và ô tính nào chứa dữ liệu kí tự trong các ô dữ liệu có sẵn.
Tuần 03 - Tiết 06 Ngày dạy: 07/09/2015 BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động 1: - Học sinh biết cách chọn các đối tượng trên trang tính (Chọn một ô, một hàng, một cột, một khối và chọn đồng thời nhiều khối) * Hoạt động 2: - Học sinh biết có thể nhập nhiều dạng dữ liệu khác nhau vào các ô của trang tính. Có hai dạng dữ liệu thường dùng : Dữ liệu kí tự và dữ liệu số - Học sinh biết ở chế độ ngầm định trong ô tính dữ liệu kiểu số được căn thẳng lề phải ; dữ liệu kiểu kí tự được căn thẳng lề trái. Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Các thao tác chọn đối tượng trên trang tính: Chọn một ô, một hàng, một cột, một khối và chọn đồng thời nhiều khối. - Xác định được ô tính nào chứa dữ liệu kiểu số và ô tính nào chứa dữ liệu kí tự trong các ô dữ liệu có sẵn. Hs thực hiện thành thạo: - Các thao tác chọn đối tượng trên trang tính: Chọn một ô, một hàng, một cột, một khối và chọn đồng thời nhiều khối. - Xác định được ô tính nào chứa dữ liệu kiểu số và ô tính nào chứa dữ liệu kí tự trong các ô dữ liệu có sẵn. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Chọn các đối tượng trên trang tính. - Dữ liệu trên trang tính. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Phòng máy, chương trình bảng tính hoạt động tốt. 3.2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2p) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng. (5p) Câu 1: Một em hãy lên thực hiện lại các thao tác với các trang tính: đổi tên trang tính; chèn hay xóa trang tính; thay đổi thứ tự trang tính? Câu 2: Em hãy nêu những dạng dữ liệu mà Excel có thể xử lí?. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Chọn các đối tượng trên trang tính. (15p) Gv: Quan sát hình 15 Sgk và cho thầy biết cách chọn các đối tượng trên trang tính. Hs: Quan sát hình vẽ, nghiên cứu Sgk trả lời câu hỏi. Gv: Nhận xét và tổng kết lại Hs: Lắng nghe, ghi chép Gv: Cho Hs quan sát các hình vẽ 16 -18 trong sách giáo khoa và rút ra nhận xét. Hs: Tập trung nghiên cứu và phát biểu. Gv: Hãy quan sát hình vẽ 19 SGK, em hãy cho biết có gì khác so với các hình vẽ khác? Hs: Có 2 khối ô được chọn, đó là C6:D10 và F6:F12 Gv: Vậy để chọn đồng thời nhiều khối khác nhau chúng ta làm thế nào? Hs: Trả lời Gv: Tổng kết lại. Gọi Hs thực hiện thao tác. 3. Chọn các đối tượng trên trang tính. Để chọn các đối tượng trên trang tính, em thực hiện như sau: - Chọn 1 ô: Đưa con trỏ chuột đến ô đó và nháy chuột. - Chọn 1 hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng. - Chọn 1 cột: Nháy chuột tại nút tên cột. - Chọn 1 khối: Kéo thả chuột từ 1 ô góc đến ô góc đối diện. (ô chọn đầu tiên sẽ là ô được kích hoạt) - Chọn đồng thời nhiều khối: Chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo. Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại dữ liệu trên trang tính: (15p) Gv: Em hãy cho thầy biết trên trang tính sau đây có những loại dữ liệu gì? Hs: Có dữ liệu số, chữ. Gv: Đưa ra kết luận: Có thể nhập nhiều dạng dữ liệu khác nhau vào các ô của trang tính. Có 2 dạng dữ liệu thường dùng là dữ liệu số và kí tự. Hs: Nghe giảng, ghi chép Gv: 1. Em hãy quan sát hình ảnh và cho thầy biết dữ liệu nào là dữ liệu kiểu ký tự, dữ liệu nào là dữ liệu kiểu số? 2. Có nhận xét gì về vị trí của dữ liệu số và kí tự so với lề ô tính? Hs: Lần lượt nhận dạng các kiểu dữ liệu và đưa ra nhận xét. Gv: Nhận xét câu trả lời của học sinh. Hs: Lắng nghe, ghi chép. 4. Dữ liệu trên trang tính: Có thể nhập nhiều dạng dữ liệu khác nhau vào các ô của trang tính. Có hai dạng dữ liệu thường dùng : Dữ liệu kí tự và dữ liệu số : a. Dữ liệu số: - Là các số 0,1, 9, dấu cộng (+) chỉ số dương, dấu trừ (-) chỉ số âm và dấu % chỉ tỉ lệ phần trăm. Vd: 120; +38; -150. - Ở chế độ ngầm định, dữ liệu kiểu số được căn thẳng lề phải trong ô tính. - Thông thường, dấu phẩy (,) được dùng để phân cách hàng nghìn, hàng triệu, dấu chấm (.) để phân cách phần nguyên và phần thập phân. b. Dữ liệu ký tự: - Là các dãy các chữ cái, chữ số và các ký hiệu. Vd: Lớp 7A, Cộng hòa. - Ở chế độ ngầm định, dữ liệu kiểu kí tự căn thẳng lề trái trong ô tính. Tổng kết. (3p) Câu 1:Cụm từ “F8”trong hộp tên có nghĩa là: Phím chức năng F8 Phông chữ hiện thời là F8 Ô ở cột F hàng 5 Ô ở hàng F cột 5 Câu 2: Trang tính có thể chứa dữ liệu thuộc kiểu nào sau đây? Kí tự Số Thời gian Tất cả các kiểu dữ liệu trên (Thông qua các câu hỏi nhắc lại kiến thức của bài.) Hướng dẫn học tập. (3p) Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà các em xem lại các kiến thức đã học của bài học hôm nay. - Thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện). - Làm các bài tập 4 và 5 trong Sgk. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem trước nội dung bài thực hành số 2 để chuẩn bị cho tiết học sau. - Nêu cách lưu bảng tính với tên khác hoặc địa chỉ khác?. 5. PHỤ LỤC. ----------&----------
Tài liệu đính kèm: