1 / Mục tiêu :
1.1. Kiến thức :
* Hoạt động 1:
+ HS biết: khái niệm di truyền và biến dị.
+ HS hiểu: Phn biệt di truyền và biến dị.
* Hoạt động 2:
+ HS biết: Giới thiệu nhà bác học vĩ đại Menđen
+ HS hiểu: Nhiệm vu, nội dung và ý nghĩa của di truyền học
* Hoạt động 3:
+ HS biết: 1 số thuật ngữ trong DTH
+ HS hiểu: 1 số kí hiệu trong DTH
Bài 1 - Tiết 1 Tuần CM: 1 Ngày dạy: 20/8/2014 DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chương 1: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN Bài 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC 1 / Mục tiêu : 1.1. Kiến thức : * Hoạt động 1: + HS biết: khái niệm di truyền và biến dị. + HS hiểu: Phân biệt di truyền và biến dị. * Hoạt động 2: + HS biết: Giới thiệu nhà bác học vĩ đại Menđen + HS hiểu: Nhiệm vu,ï nội dung và ý nghĩa của di truyền học * Hoạt động 3: + HS biết: 1 số thuật ngữ trong DTH + HS hiểu: 1 số kí hiệu trong DTH 1.2. Kỹ năng: - HS thực hiện được: phân tích nội dung kênh chữ, tự tìm ra kiến thức - HS thực hiện thành thạo: quan sát tranh và nghiên cứu thông tin 1.3. Thái độ : - Thói quen: GD lòng yêu thích bộ môn - Tính cách: Say mê tìm tòi những kiến thức liên quan đến Sinh học 2. NỘI DUNG HỌC TẬP Di truyền học Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học 3 / CHUẨN BỊ 3.1. GV : Tranh phóng to H1.2 SGK /6 Tư liệu về DTH 3.2. HS: _ Đọc kiến thức bài mới ở nhà _ Xem trước H1.2/6 SGK 4 / TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 .Ổn định tổ chức và kiểm diện : GV kiểm diện – HS báo cáo 4.2. Kiểm tra miệng : GV kiểm tra SGK, dụng cụ học tập quy định của môn học 4.3.Tiến trình bài học GV giới thiệu về môn học, về chương trình học DTH Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học ¯ Hoạt động 1: Tìm hiểu về DTH * MT: Hiểu được khái niệm di truyền và biến dị _ TH nghiên cứu 2 đặc điểm cơ bản của sự sống là hiện tượng di truyền và hiện tượng biến dị. ? Vậy di truyền và biến dị là gì? _ GV cho VD : trong 1 gia đình có 1 cháu bé chào đời, người ta thường tìm hiểu xem bé có điểm nào giống bố, mẹ ( mắt, mũi, miệng.) ? Em bé giống bố về cằm, giống mẹ về mắt người ta gọi là hiện tượng gì? + HS : di truyền _ GV phát vấn HS tìm hiểu thêm 1 số VD để rút ra hiện tượng di truyền (bố tóc quăn, mẹ da trắng ông bàthế hệ sau như thế nào ? ? Vậy, di truyền là gì ? + Gọi 1 – 2 HS trả lời, HS khác nhận xét ,bổ sung _ GV nhận xét kết hợp ghi bài _ Tuy nhiên không phải lúc nào con sinh ra cũng đều giống bố mẹ VD : Trong 1 đàn gà con, có con giống bố, không giống mẹ hoặc khác bố mẹ ở 1 vài chi tiết. ? Hiện tượng trên ta gọi là gì? + HS : biến dị ? Vậy, biến dị là gì? + HS: Tự trả lời _ GV nhấn mạnh : biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản * * * Liên hệ thực tế: HS tự liên hệ bản thân tìm những điểm mình giống bố và mẹ ? + Gọi 2 – 3 HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung thêm _ GV nói về nội dung và ý nghĩa thực tiễn của DTH (khung màu hồng /7 sgk) + Gọi 1 HS đọc lớn khung màu hồng, 1 HS khác đọc phần “ em có biết” / 7 sgk ? Ai là người đặt nền móng cho DTH ? _ GV chuyển sang phần II Hoạt động 2: Tìm hiểu về Menđen * MT : Giới thiệu nhà bác học vĩ đại Menđen _ GV cho HS quan sát tranh phóng to H1.1 SGK sau đó giới thiệu tiếp theo phần phía trên : 3 nhà bác học .chữa bệnh DT) _ Để biết phương pháp phân tích giống lai của Menden có nội dung như thế nào ta cùng tìm hiểu. _ GV treo tranh h1.2 phóng to lên bảng yêu cầu HS quan sát ,GV giới thiệu theo 2 nội dung của đầu sgk /6 + HS hoạy động nhóm thực hiện yêu cầu phần 6/6 + Gọi 1 – 2 HS đại diện nhóm trình bày,HS khác nhận xét bổ sung _ GV nhận xét ¯ Hoạt động 3: Tìm hiểu một số thuật ngữ và ký hiệu của DTH * MT : Trình bày được 1 số thuật ngữ, kí hiệu trong DTH _ GV dùng H1.2 để giải thích và phân tích về 1 số thuật ngữ và ký hiệu như ở sgk /6 _ Lưu ý: Khi viết sơ đồ lai thì mẹ thường viết bên trái dấu x, còn bố viết bên phải dấu x , cụ thể là: P : mẹ x bố AA aa Gt: A a F1 : Aa F2, F3 . *** GDTĐ: Qua bài học GV giáo dục HS sự yêu thích môn học để có thể tự nghiên cứu, sáng chế 1 sản phẩm nào đó có ý nghĩa *** GDHN: G/t Menden , ý nghĩa các quy luật của Menden rất quan trọng trong chọn giống vật nuôi, trồng trọt .. I /Di truyền học Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết . II/ Menđen người đặt nền móng cho DTH * Phương pháp phân tích giống lai của Menđen: Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ III / Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của DTH - Tính trạng - Cặp tính trạng tương phản -Nhân tố di truyền -Dòng thuần chủng 4.4. Tổng kết: ? Chọn câu trả lời đúng nhất ? Tại sao Menden lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai ? để thuận tiện cho việc tác động vào các tính trạng để dễ theo dõinhững biểu hiện của tính trạng để dễ thực hiện phép lai cả b và c đáp án : b ? Trả lời câu hỏi số 3 sgk /7 ? (cao x lùn ; mập x gầy.) 4.5. Hướng dẫn học tập: @ Đối với bài học ở tiết này: _ Học thuộc bài theo nội dung ghi _ Trả lời câu hỏi 1,2,3,4 sgk vào VBT _ Đọc mục “ em có biết” sgk / 7 @ Đối với bài học ở tiết sau: + Chuẩn bị bài mới :” lai 1 cặp tính trạng” + Đọc nội dung sgk bài mới trước ở nhà 2 lần + Xem trước các H2.1; 2,3 sgk và bảng 2/8 5. Phụ lục:
Tài liệu đính kèm: