Giáo án Tập đọc 5 - Bài 2: Ê – mi – li, con … (Trích) Tố Hữu

KẾ HOẠCH DẠY HỌC TIẾNG VIỆT

Tập đọc

Bài 2: Ê – mi – li, con

(Trích)

 Tố Hữu

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

 Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: ca ngợi hành động dũng cảm, cao thượng của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam.

2. Kỹ năng

 Đọc thành tiếng: đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ nhầm lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương; đọc lưu loát toàn bài thơ, đọc đúng các tên người và tên địa danh nước ngoài (Ê-mi-li con, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong một thể thơ tự do, đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc truyền cảm, xúc động, trầm lắng.

 Kỹ năng nhận diện chi tiết, giải thích từ.

 Kỹ năng suy luận, xác định nội dung chính của bài.

3. Thái độ

 Yêu quý, cảm phục trước hành động quả cảm của người công dân Mĩ.

 Yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh.

 Phê phán, lên án hành động sai trái của quân đội Mĩ đã gây ra đối với đất nước ta.

 Yêu thương, chia sẻ với những nạn nhân bị ảnh hưởng do chiến tranh.

 

docx 8 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 5 - Bài 2: Ê – mi – li, con … (Trích) Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4	Lớp:5
Tiết:	Ngày:5/06/2017
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 
Tập đọc
Bài 2: Ê – mi – li, con 
(Trích)
 Tố Hữu
Mục tiêu
Kiến thức
Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: ca ngợi hành động dũng cảm, cao thượng của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Kỹ năng
Đọc thành tiếng: đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ nhầm lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương; đọc lưu loát toàn bài thơ, đọc đúng các tên người và tên địa danh nước ngoài (Ê-mi-li con, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong một thể thơ tự do, đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc truyền cảm, xúc động, trầm lắng.
Kỹ năng nhận diện chi tiết, giải thích từ.
Kỹ năng suy luận, xác định nội dung chính của bài.
Thái độ
Yêu quý, cảm phục trước hành động quả cảm của người công dân Mĩ.
Yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh.
Phê phán, lên án hành động sai trái của quân đội Mĩ đã gây ra đối với đất nước ta.
Yêu thương, chia sẻ với những nạn nhân bị ảnh hưởng do chiến tranh.
Đồ dùng dạy học
Giáo viên
Giáo án điện tử về bài dạy.
Sách giáo khoa, các đồ dùng dạy học cần thiết.
Học sinh
SGK, các đồ dùng học tập thường ngày.
Hoạt động dạy – học
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Phương pháp dạy học
1 phút
3 phút
25-30 phút
(1 phút)
(2 phút)
(2 phút)
(5-7 phút)
1-2 phút
Ổn định lớp: Yêu cầu TBVT bắt nhịp cả lớp hát một bài.
A. Kiểm tra bài cũ
GV đặt một số câu hỏi cho HS:
+ Dáng vẻ của A – lếch – xây có gì đặc biệt?
+ Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
+ Nội dung bài học là gì?
GV yêu cầu HS nhận xét.
GV nhận xét.
B. Dạy bài mới
Giới thiệu bài:“Ê-mi-li, con”.
GV ghi tựa bài lên bảng và cho HS quan sát bức tranh minh họa của bài.
GV yêu cầu HS quan sát tranh và mô tả những gì em nhìn thấy.
+ Tranh vẽ gì?
+ Người đàn ông đang làm gì?
+ Lá cờ trong tranh là của nước nào?
GV gợi ý HS dự đoán bài học (cá nhân học sinh):
+ Sau khi đọc tên bài học và quan sát tranh em có liên tưởng gì đến bài học hôm nay không?
GV gọi nhiều học sinh dự đoán và yêu cầu học sinh ghi lại dự đoán của mình.
Luyện đọc
GV cho HS đọc bài (cá nhân), yêu cầu HS ghi nhận những từ khó đọc, tìm những từ chưa hiểu nghĩa và đặt các câu hỏi trong quá trình đọc (nội dung câu hỏi có thể là những gì em còn thắc mắc về nội dung của bài đọc).
GV cho HS nêu những từ khó và câu hỏi.
GV ghi nhận từ khó lên bảng và hướng dẫn HS đọc.
GV cho HS đọc lại bài theo nhóm đôi, thảo luận để giải thích nghĩa những từ khó và giải quyết những câu hỏi thắc mắc đặt ra trước đó.
GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét.
Tìm hiểu bài
GV đọc bài cùng với lớp, trong quá trình đọc GV đặt ra những câu hỏi gợi ý giúp HS tìm hiểu bài (đọc xong câu/đoạn nào thì đặt câu hỏi cho câu/đoạn đó) và khuyến khích HS đặt câu hỏi khi các em có vấn đề cần hỏi.
Tiến trình cụ thể và hệ thống câu hỏi:
Đoạn giới thiệu
Giáo viên đọc và đặt câu hỏi gợi ý HS tìm hiểu bài:
+ Bài thơ viết trong hoàn cảnh nào?
+ Bài thơ gợi lại hình ảnh gì?
GV yêu cầu HS nhận xét.
GV nhận xét.
Khổ thơ thứ nhất: Ê-mi-li  Lầu Ngũ Giác
GV đọc khổ thơ thứ nhất và đặt câu hỏi gợi ý học sinh tìm hiểu bài:
 + Chú Mo-ri-xơn đã bế Ê-mi-li đi đâu? 
 + Nơi đó như thế nào?
GV yêu cầu HS nhận xét.
GV nhận xét.
Khổ thơ thứ hai: Giôn-xơn  thơ ca nhạc họa.
GV đọc khổ thơ thứ hai và đặt câu hỏi gợi ý học sinh tìm hiểu bài:
 + Quân đội Mĩ đã có những hành động gì với Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược? 
 (GV cho HS xem một số tranh ảnh về B.52, na pan, những hành động tàn bạo mà quân đội Mĩ đã gây ra đối với người dân Việt Nam).
 +Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ?
GV yêu cầu HS nhận xét.
GV nhận xét.
Khổ thơ thứ ba: Ê-mi-li con ôi  xin mẹ đừng buồn.
GV đọc khổ thơ và đặt câu hỏi gợi ý học sinh tìm hiểu bài:
+Chú Mo-ri-xơn đã nói với con gái điều gì trước khi từ biệt?
(GV bổ sung thêm: Lời từ biệt vợ con của chú thật là cảm động vì chú phải ra đi mãi mãi. Trong giây phút ngắn ngủi sắp giã từ cuộc sống chú đã nghĩ đến những người thân yêu. Cảnh tượng ấy thật đau lòng và gây xúc động bao người vì chú đã hi sinh vì hạnh phúc của bao người, của cả dân tộc Việt Nam).
 +Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!”? 
 GV yêu cầu HS nhận xét.
GV nhận xét.
Khổ thơ còn lại.
GV đọc khổ thơ và đặt câu hỏi gợi ý học sinh tìm hiểu bài:
Câu thơ: 
“Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa sáng lòa
Sự thật.” 
thể hiện mong muốn gì của chú Mo-ri-xơn?
GV yêu cầu HS nhận xét.
GV nhận xét.
Tổng kết nội dung bài học:
GV đặt câu hỏi: qua bài thơ em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn? (GV gọi một vài ý kiến từ HS.)
GV cho HS hoạt động cá nhân:
+ Xem xét lại nội dung bài mà mình đã dự đoán có chính xác chưa? Các em nêu nội dung chính mà bài thơ hướng đến.
GV đưa ra nhận xét và đưa ra ý chính của bài: Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm, cao đẹp của một công dân Mĩ đã tự thiêu mình để phản đối chiến tranh xâm lược của quân đội Mĩ đối với Việt Nam. Đồng thời ca ngợi tinh thần yêu chuộng hòa bình của những người lao động chân chính trên đất Mĩ.
Luyện đọc diễn cảm
GV lưu ý cách đọc từng khổ thơ cho HS(giọng đọc, cách ngắt nghỉ hơi, lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng ở một số chỗ):
+Khổ 1: đọc phân biệt tâm trạng hai cha con như sau:
“Ê-mi-li con đi cùng cha Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc...” - lời của người cha sắp vĩnh biệt vợ con để ra đi mãi mãi -> đọc với giọng trang nghiêm, nén xúc động.
“Đi đâu cha? Xem gì cha?” - lời của bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi hỏi cha -> đọc với giọng ngây thơ, hồn nhiên.
+Khổ 2: Lên án tội các của chính quyền Mĩ -> đọc với giọng phẫn nộ, đau thương.
+Khổ 3: Lời nhắn nhủ, từ biệt vợ con của chú Mo-ri-xơn trước giây phút tự thiêu -> giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.
+Khổ 4: Ngọn lửa bùng cháy và mong ước cao đẹp của chú Mo-ri-xơn -> giọng chậm lại, xúc động, gợi cảm giác thiêng liêng về một cái chết bất tử.
GV đọc mẫu với giọng diễn cảm trước lớp.
GV mời HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
GV mời HS nhận xét.
GV nhận xét và sửa sai cho HS.
Yêu cầu một HS đọc diễn cảm toàn bài thơ.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò
- GV đặt câu hỏi:
+ Những cảm xúc nào diễn ra trong lòng chú Mo-ri-xơn xuyên suốt bài thơ?
+ Cảm nhận của em sau khi học bài thơ này là gì?
(GV có thể cho HS về nhà suy nghĩ và trả lời câu hỏi ở tiết sau).
- Tập đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: “Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai”.
Lớp phó VTM bắt giọng cho các bạn hát.
HS trả lời câu hỏi.
+ Dáng người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên một mảng nắng; Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe
+ Giản dị và thân tình (xưng hô đồng chí; ánh mắt nhìn của A – lếch – xây; cái bắt tay)
+ Ca ngợi tình cảm chân thành của một chuyên gia máy xúc nước ngoài với công nhân Việt Nam, thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc.
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
HS quan sát tranh.
HS mô tả tranh:
+ Vẽ người đàn ông và đứa bé
+ Đang bế đứa bé đứng trước tòa nhà.
+ Nước Mĩ.
HS nêu dự đoán và ghi nhận lại dự đoán.
+ Nói về người đàn ông Mỹ và đứa con tên Ê – mi - li
HS nêu dự đoán của mình.
HS tiến hành đọc bài, tìm từ khó và ghi nhận các câu hỏi (Lầu Ngũ Giác, Giôn-xơn, nhân danh, B.52, Na pan, Oa-sinh-tơn)
HS nêu từ khó và câu hỏi trước lớp.
Cả lớp luyện đọc.
HS đọc và thảo luận theo nhóm đôi dựa vào ngữ cảnh, kinh nghiệm giải nghĩa các từ khó, các câu hỏi.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm nhận xét.
HS lắng nghe.
HS chú ý vào bài, cùng GV tìm hiểu nội dung bài học.
HS chú ý và trả lời câu hỏi
+ Ngày 2.11.1965
+ Mo-ri-xơn bế con gái Ê-mi-li đến trụ sở Bộ Quốc Phòng Mỹ, nơi anh tự thiêu vì hòa bình.
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
HS theo dõi và trả lời câu hỏi gợi ý của GV.
+ Ra bờ sông Pô-tô-mác.
+ Có Lầu Ngũ Giác
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
HS chú ý theo dõi và trả lời câu hỏi.
+ Mang bom B.52, na pan, hơi độcĐốt phá, bắn giết, hủy diệt mọi thứ một cách dã man. Đốt phá cả nhà thương, trường học, bắn giết những con người hiền lành, trẻ em, hủy diệt sự sống của thiên nhiên tươi đẹp trên đất nước ta.
+ Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, chúng đã có những hành động tàn bạo và độc ác với đất nước ta
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
HS chú ý theo dõi và trả lời câu hỏi.
+ Chú dặn con khi mẹ tìm đến thì ôm lấy mẹ hôn thay cho chú và nói với mẹ là chú ra đi tự nguyện và vui vẻ xin mẹ đừng buồn.
 + Như một lời động viên người vợ đừng quá đau buồn vì chú đã ra đi một cách tự nguyện và thanh thản, chú hi sinh vì lẽ phải vì hạnh phúc con người.
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
HS trả lời câu hỏi gợi ý: thể hiện sự mong muốn qua hành động tự thiêu của mình để nhân dân Mỹ và cả nhân loại thấy được cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt Nam là phi nghĩa, vô nhân đạo, là tội ác ghê tởm cần được lên án.
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
HS trả lời:
+ Chú đã tự thiêu vì hòa bình của dân tộc Việt Nam. Em rất cảm phục vì hành động đó; Hành động của chú là hành động cao đẹp đáng để khâm phục;
HS hoạt động theo yêu cầu của GV.
HS lắng nghe.
HS theo dõi và ghi chú.
HS lắng nghe.
HS đọc từng khổ thơ
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
HS đọc trước lớp.
HS lắng nghe và ghi chú.
HS lắng nghe và ghi chú.
Phương pháp giới thiệu bài tạo tâm thế: cho HS dự đoán nội dung bài học dựa vào tranh và tựa bài.
Dạy kĩ năng hiểu văn bản đọc dựa trên việc hiểu nghĩa từ, câu, đoạn.
Phương pháp dạy học hỏi-đáp, gợi ý giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài.
Dạy kĩ năng suy luận xác định ý chính của bài.
Phương pháp dạy đọc thành tiếng.
Phát triển kĩ năng vận dụng thông tin từ bài học theo hướng tổng hợp và nâng cao hơn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 5 Emili conDay hoc PP RT_12276099.docx