I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
2. Kĩ năng:
- Học sinh có thể nêu ra một số ví dụ minh họa về hoạt động thông tin của con người.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học (tranh ảnh, hình vẽ minh họa )
2. Học sinh:
- Sách, tập, viết
Tuần Tiết PPCT Ngày dạy Lớp dạy 1 1 /08/2015 6A1 /08/2015 6A2 /08/2015 6A3 /08/2015 6A4 Chương 1: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. 2. Kĩ năng: - Học sinh có thể nêu ra một số ví dụ minh họa về hoạt động thông tin của con người. 3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học (tranh ảnh, hình vẽ minh họa) Học sinh: Sách, tập, viết III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét. Tận dụng vốn hiểu biết “ một cách tự nhiên của học sinh - Học sinh đọc SGK, quan sát và tổng kết. VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1 (15p): Thông tin là gì? GV: Hằng ngày em tiếp nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguốn khác nhau, cho 1 vài VD. GV: Từ các ví dụ trên em hãy cho một ví dụ về thông tin GV: Vậy em có thể kết luận thông tin là gì? GV: Nhận xét, gọi HS nhắc lại và chép bài. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Tham khảo ví dụ trong sách Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết tin tức về tình thời sự trong nước và thế giới. Tấm biển chỉ đường, tiếng trống, tín hiệu đèn giao thông HS: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện) và về chính con người. HS: Nhắc lại và chép bài. Thông tin là gì? Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện) và về chính con người. Hoạt động 2 (25p): Hoạt động thông tin của con người: GV: Theo em người ta có thể truyền đạt thông tin với nhau bằng những hình thức nào? GV: Khi nhận thông tin em có nhớ hết những gì đã nghe không? GV: Vậy hoạt động thông tin là gì? GV: Nhận xét và yêu cầu HS ghi bài. GV: Giải thích hình SGK Thông tin trước xử lí được gọi là thông tin vào, còn thông tin nhận được sau xử lí đựơc gọi là thông tin ra Mô hình quá trình xử lí thông tin TT vào TT ra XL HS: Nói chuyện trực tiếp, điện thoại, nhờ người nhắn gửi dùm... HS: Phát biểu. HS: Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin gọi chung là hoạt động thông tin. HS: Lắng nghe và ghi bài. HS: Chú ý lắng nghe và ghi bài. Hoạt động thông tin của con người: - Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin. - Mô hình quá trình xử lí thông tin TT vào TT ra XL - Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người. Hoạt động 3 (5p): Củng cố và hướng dẫn về nhà GV: Thế nào là thông tin? Cho một vài ví dụ. GV: Hoạt động thông tin của con người như thế nào? GV: Đối với bài học tiết này: Học bài và làm các bài tập SGK. - Chuẩn bị phần còn lại: hoạt động thông tin và tin học. HS: Trả lời. HS: Phát biểu. HS: Chú ý lắng nghe về nhà thực hiện. V. RÚT KINH NGHIỆM: ............ ............ ............ ............ ............ ............ Tuần Tiết PPCT Ngày dạy Lớp dạy 1 2 /08/2015 6A1 /08/2015 6A2 /08/2015 6A3 /08/2015 6A4 Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (TT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. 2. Kĩ năng: - Biết được nhiệm vụ chính của tin học. 3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi bài. III. PHƯƠNG PHÁP : - Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét. Tận dụng vốn hiểu biết “ một cách tự nhiên của học sinh - Học sinh đọc SGK, quan sát và tổng kết. VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1 (5p): Kiểm tra bài cũ GV: Thông tin là gì? Cho ví dụ minh họa. GV: Hoạt động thông tin như thế nào? Nêu mô hình quá trình xử lí thông tin. GV: Nhận xét và cho điểm HS. HS: Trả lời HS: Phát biểu HS: Chú ý lắng nghe Hoạt động 2 (20p): Hoạt động thông tin và tin học GV: Yêu cầu HS đọc to nội dung SGK t4, 5. GV: Hoạt động thông tin của con người trước hết nhờ vào điều gì? GV: Các giác quan và bộ não giúp con người điều gì? GV: Con người thu nhận thông tin một cách vô thức: tiếng chim hót vọng đến tai, con người có thể đoán được chim gì GV: Khả năng các giác quan và bộ não của con người có giới hạn không? GV: Phân tích các VD. GV: Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ thì Tin học có nhiệm vụ chính là gì? HS: suy nghĩ trả lời. HS: Hoạt động thông tin trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. HS: Tiếp nhận thông tin. Bộ não thực hiện việc xử lí biến đổi, đồng thời là nơi để lưu trữ thông tin thu nhận được HS: chú ý lắng nghe. HS: Phát biểu. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. Hoạt động thông tin và tin học. - Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử. Ví dụ: - Thông tin thời sự trong nước. - Nhận thông tin bằng cách nghe và thấy. Hoạt động 3 (5p): Củng cố và hướng dẫn về nhà GV : Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là gì? GV: Tìm thêm những cộng cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não. GV: Đưa ra một số câu hỏi và bài tập cho HS thảo luận nhóm trả lời. Bài tập 1: Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó. Bài tập 2: Những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai (thính giác), bằng mắt (thị giác). Em hãy thử nêu ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác. Bài tập 3: Hãy nêu một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người. Bài tập 4: Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não. GV: Nhận xét và sửa chữa các ví dụ. GV: Đối với bài học tiết này: Học bài và làm các bài tập SGK. - Chuẩn bị phần còn lại: hoạt động thông tin và tin học. HS: Trả lời. HS: Phát biểu. HS: Thảo luận nhóm và trả lời: BT1: Ví dụ: Tiếng gà gáy sáng - Cách thức mà con người thu nhận thông tin là: nghe được bằng tai (thính giác) BT2: Ví dụ như mùi (thơm, hôi), vị (mặn, ngọt) hay những cảm giác khác như nóng, lạnh, Hiện tại máy tính chưa có khả năng thu thập và xử lí các thông tin dạng này. BT3: Ví dụ: Con người học tập, lưu trữ tài liệu xử lí công việc và đưa ra quyết định. BT4: Ví dụ: Xe có động cơ để đi nhanh hơn, cần cẩu để nâng được những vật nặng hơn, chiết cân để giúp phân biệt trọng lượng,.. trong đó máy tính có những điểm ưu việc hơn hẳn. HS: Chú ý lắng nghe về nhà thực hiện. V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: