I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh nắm được thông tin là gì?
- Học sinh hiểu hoạt động thông tin của con người
* Về kỹ năng: Giúp học sinh rèn luyện về các xác định thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin, lấy được những ví dụ về hoạt động thông tin của con người.
* Về Thái độ: Tạo cho học sinh tính ham hiểu biết về khám phá tìm tòi khoa học.
II. Phương pháp:
- Dùng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề
- Dùng phương pháp vấn đáp.
III. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, tranh ảnh minh hoạ, sách vở, bảng phụ.
HS: SGK, vở ghi.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp (1 phút) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (3 á 7 phút)
3. Bài mới: (30 phút)
Ngày soạn: Ngày giảng Tiết Bài 1: Thông tin và tin học I. Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh nắm được thông tin là gì? - Học sinh hiểu hoạt động thông tin của con người * Về kỹ năng: Giúp học sinh rèn luyện về các xác định thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin, lấy được những ví dụ về hoạt động thông tin của con người. * Về Thái độ: Tạo cho học sinh tính ham hiểu biết về khám phá tìm tòi khoa học. II. Phương pháp: - Dùng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề - Dùng phương pháp vấn đáp. III. Chuẩn bị: GV: Giáo án, tranh ảnh minh hoạ, sách vở, bảng phụ. HS: SGK, vở ghi. IV. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp (1 phút) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (3 á 7 phút) 3. Bài mới: (30 phút) Phương pháp Nội dung GV: Đặt vấn đề vào bài: Hằng ngày em tiếp nhận nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: Các biển báo, tin truyền hình, đài phát thanh, tấm biển chỉ đường 1. Thông tin là gì? GV hỏi: Vậy em hiểu thông tin là gì? Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện) và về chính con người. GV: Em hãy cho một ví dụ về thông tin HS: Nêu ví dụ: Ta nhận một bức thư nội dung bức thư là một thông tin GV: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Cúng ta không những chỉ tiếp nhận mà còn trao đổi và xử lý thông tin 2. Hoạt động thông tin của con người việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin Phương pháp Nội dung GV hỏi: Theo em hiểu hoạt động thông tin là gì? HS trả lời GV: Trong hoạt động thông tin thì yếu tố nào là quan trọng nhất HS: Yếu tố xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất GV: Mục đích chính của xử lý thông tin là gì? HS: Xử lý thông tin trên cơ sở hiểu biết của con người mà có những quyết định cần thiết. GV: Em hãy lấy ví dụ cụ thể: HS: Khi nhìn thấy tín hiệu đèn đường thì ta quyết định đi hay dừng lại GV: Mô tả quá trình xử lý thông tin bằng mô hình Xử lý Thông tin vào Thông tin ra Quá trình xử lý thông tin GV: Mô tả quá trình xử lý thông tin bằng mô hình GV: Hoạt động thông tin của con người được tiến hành bằng những yếu tố nào? HS Thông qua giác quan và bộ não GV: Bộ não của con người thực hiện việc xử lý biến đổi đồng thời để lưu trữ thông tin GV: Tuy nhiên khả năng giác quan và bộ não của con người trong hoạt động thông tin chỉ có hạn GV: Ví dụ ta không nhìn được quá xa, tính nhẩm được con số quá lớn. Vậy con người phải không ngừng sáng tậócc công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua giới hạn ấy Máy tính điện tử được làm ra ban đầu để hộ trợ tính toán của con người 3. Hoạt động thông tin và tin học Máy tính ra đời để hỗ trợ tính toán của con người Với sự ra đời của máy tính ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một trong ngững nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử GV: Giới thiệu nhờ sự phát triển của tin học máytính không chit là công củtợ giúp tính toán thuần tuý mà còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Ví dụ: Y học, cơ khí, thết kế 4. Củng cố: (5 phút) GV: Khắc sâu kiếnthức cần ghi nhớ cho học sinh thông qua các câu hỏi 1. Thông tin là gì? 2. Hãy nêu một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người (HS ghi nhớ SGK) 3. Qua bài học các em cần nắm chắc kiến thức nào 5. Hướng dẫn về nhà: (3 á 5 phút) - Học sinh học bài ghi nhớ và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trong trang 5. - Em hãy cho một ví dụ về việc ứng dụng CNTT trong đời sống mà em biết. 6. Rút kinh nghiệm - Bố trí thời gian đã hợp lý chưa - Phương pháp sử dụng - Hệ thống câu hỏi đặt ra có phù hợp với đối tượng không.
Tài liệu đính kèm: