Giáo án Tin học 6 - Tiết 1, 2: Thông tin và tin học

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Học sinh biết:

+ Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu.

+ Biết hoạt động thông tin của con người.

 - Học sinh hiểu:

+ Vai trò quan trọng của thông tin.

1.2. Kỹ năng:

- Nhận biết được lợi ích của máy tính điện tử trong hoạt động thông tin của con người.

- Nhận biết được nhiệm vụ chính của tin học.

- Nhận biết được tầm quan trọng của tin học.

1.3. Thái độ:

- Có ý thức học tập.

 

docx 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Tiết 1, 2: Thông tin và tin học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 1 - Tiết: 1
Tuần dạy: 1	
Ngày dạy: 25/08/2015
CHƯƠNG I
LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Học sinh biết:
+ Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu.
+ Biết hoạt động thông tin của con người.
 - Học sinh hiểu:
+ Vai trò quan trọng của thông tin.
1.2. Kỹ năng:
- Nhận biết được lợi ích của máy tính điện tử trong hoạt động thông tin của con người.
- Nhận biết được nhiệm vụ chính của tin học.
- Nhận biết được tầm quan trọng của tin học.
1.3. Thái độ:
- Có ý thức học tập.
2. TRỌNG TÂM:
- Thông tin là gì?
- Hoạt động thông tin của con người.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Tranh ảnh, hình vẽ và các tình huống liên quan đến thông tin.
3.2. Học sinh: SGK Tin học 6, chuẩn bị bài trước ở nhà.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1:........ 6A2:......... 6A3:..........
4.2. Kiểm tra miệng: Lồng vào hoạt động 1
4.3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu
* GV: Hãy cho biết làm cách nào các em biết được buổi tập trung đầu tiên vào năm học mới?
*HS trả lời: Nghe thông tin từ loa phát thanh của Thị trấn, qua bạn bè nói,...
*GV làm sao biết được mình học lớp nào? Phòng nào?
*HS trả lời: Xem thông báo của trường. 
*GV: Tất cả những điều các em nghe, nhìn thấy, đọc được đều là thông tin, còn việc các em chuẩn bị và thực hiện công việc đó, chính là quá trình xử lý thông tin. Khi các em thực hiện xong công việc đó và cho ra kết quả, thì kết quả đó chính lại là thông tin mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin là gì?
*GV: Các hiểu biết về một con người hay một đối tượng cụ thể là gì?
*GV: Yêu cầu HS thu thập thông tin mục 1 thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Hàng ngày các em tiếp nhận những thông tin từ đâu?
*HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời.
*HS: Nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai.
*GV: Nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng .
*GV: Thông tin là gì?
*HS: Trả lời.
*GV: Nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng .
Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động thông tin của con người
*GV: Giới thiệu vai trò của thông tin. Ngoài việc tiếp nhận thông tin chúng ta còn phải làm gì?
*HS: Lưu trữ, trao đổi và xử lí.
*GV: Những việc làm đó gọi chung là xử lí thông tin. 
*GV: Nêu một số VD minh hoạ về hoạt động thông tin của con người?
Hoạt động 4: Đưa ra khái niệm xử lí
*GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm và trả lời: Trong hoạt động thông tin, quá trình nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?
*HS: Xử lí thông tin. Vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người.
1. Thông tin là gì?
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biềt về thế giới xung quanh và về chính con người.
2. Hoạt động thông tin của con người.
- Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
- Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1: Thông tin là gì?
 Đáp án: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biềt về thế giới xung quanh và về chính con người.
 Câu 2: Hãy cho biết hoạt động thông tin bao gồm những việc gì? Công việc nào là quan trọng nhất?
 Đáp án: Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin. Xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người.
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Ôn lại kiến thức đã học.
+ Học bài và trả lời câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 4 SGK/5.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Thông tin và tin học (tt)
+ Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là gì?
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	
Bài: 1 - Tiết: 2
Tuần dạy: 1	
Ngày dạy: 26/08/2015
THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (TT)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Học sinh biết:
+ Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu.
+ Biết hoạt động thông tin của con người.
 - Học sinh hiểu:
+ Vai trò quan trọng của thông tin.
1.2. Kỹ năng:
- Nhận biết được lợi ích của máy tính điện tử trong hoạt động thông tin của con người.
- Nhận biết được nhiệm vụ chính của tin học.
- Nhận biết được tầm quan trọng của tin học.
1.3. Thái độ:
- Có ý thức học tập.
2. TRỌNG TÂM:
- Hoạt động thông tin và tin học.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Tranh ảnh, hình vẽ và các tình huống liên quan đến thông tin.
3.2. Học sinh: Xem trước bài thông tin và biểu diễn thông tin
+ Các dạng thông tin cơ bản
+ Biểu diễn thông tin
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1:........ 6A2:......... 6A3:..........
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thông tin là gì? (5đ)
 Đáp án: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biềt về thế giới xung quanh và về chính con người.
 Câu 2: Hãy cho biết hoạt động thông tin bao gồm những việc gì? Công việc nào là quan trọng nhất? (5đ)
 Đáp án: Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin. Xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người.
4.3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 4: Tìm hiểu hoạt động thông tin và tin học
*GV: Cho HS nghe: Một đoạn nhạc, tiếng chim kêu.
*HS: Nghe
*GV: Cho HS xem sách, vở, ngửi mùi hương hoa...
?Con người nhận biết thông tin nhờ vào các giác quan nào?
*HS: Các giác quan và bộ não.
?Cho ví dụ về một dang thông tin?
*HS: Cho ví dụ: Tiếng gà gáy sáng
?Làm thế nào mà em nhận biết được thông tin này?
*HS: Cách mà con người thu nhận được thông tin là: Nghe được bằng tai (thính giác)...
*GV: Con người nhận biết thông tin qua 5 giác quan đó là: Thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác, xúc giác và bộ não
* GV: Cho HS thể hiện hành động nhận biết thông tin qua da (tay), ngửi (mũi), nhìn (mắt), âm thanh (tai). (30 giây)
* Cả lớp thực hiện
* GV: Tuy nhiên khả năng của các giác quan và bộ não của con người vẫn còn hạn chế.
? Hãy cho biết những hạn chế đó?
*HS: Nhìn xa không thấy rõ, quá nhỏ cũng không nhìn thấy...
*GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
?Để khắc phục những hạn chế đó con người đã chế tạo ra những công cụ gì để hổ trợ con người? Hãy cho ví dụ?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời.
*GV: Với những hạn chế của con người, máy tính ra đời là một công cụ hỗ trợ giúp con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộ sống.
?Hãy cho biết máy tính điện tử giúp con người như thế nào?
*HS: Trả lời
*GV: Lưu trữ thông tin, tính toán, xử lý thông tin, học tập, giải trí...
?Vậy nhiệm vụ chính của tin học là gì?
*HS: Trả lời.
3. Hoạt động thông tin và tin học
- Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1: Nhiệm vụ chính của tin học là gì?
 Đáp án: Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
 Câu 2: Hãy nêu các ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của giác quan và bộ não.
 Đáp án: Kính thiên văn, kính hiển vi, la bàn, máy tính điên tử, 
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Ôn lại kiến thức đã học.
+ Học bài và trả lời câu hỏi và làm bài tập 3, 5 SGK/5.
+ Đọc bài đọc thêm 1: Sự phong phú của tin học.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Thông tin và biểu diễn thông tin
+ Các dạng thông tin cơ bản
+ Biểu diễn thông tin
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_1_Thong_tin_va_tin_hoc.docx