Giáo án Tin học 7 - Phần 2: Phần mềm học tập - Bài 11: Học Toán với Toolkit Math - Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THCS Phạm Hồng Thái

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm Toolkit Math.

 Biết sử dụng phần mềm Toolkit Math để hỗ trợ giải các bài tập toán, tính toán và vẽ đồ thị toán học.

2. Kỹ năng:

 Thực hiện khởi động và thoát khỏi phần mềm Toolkit Math một cách thành thạo. Biết sử dụng chương trình, ứng dụng để tìm kiếm các kiến thức cho các môn học liên quan.

3. Thái độ:

 Nghiêm túc, tích cực tìm hiểu kiếm thức mới.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

- Giáo án, sách giáo khoa, Phầm mềm Toolkit Math

 

docx 10 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Phần 2: Phần mềm học tập - Bài 11: Học Toán với Toolkit Math - Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THCS Phạm Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/02/2014.	Trường THCS Phạm Hồng Thái.
Ngày dạy: 25/02/2014.	GVHD: Phan Thị Hải Yến.	
Môn:	Tin học 7.	SV thực tập: Nguyễn Thị Thu Vân.
	Lớp: 7.3
Tiết 50: HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH (tt)
A...J..g..&..h..JB
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm Toolkit Math.
Biết sử dụng phần mềm Toolkit Math để hỗ trợ giải các bài tập toán, tính toán và vẽ đồ thị toán học.
2. Kỹ năng: 
Thực hiện khởi động và thoát khỏi phần mềm Toolkit Math một cách thành thạo. Biết sử dụng chương trình, ứng dụng để tìm kiếm các kiến thức cho các môn học liên quan.
3. Thái độ: 
Nghiêm túc, tích cực tìm hiểu kiếm thức mới.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
Giáo viên:
Giáo án, sách giáo khoa, Phầm mềm Toolkit Math 
Học sinh:
Vở ghi, sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Hãy nêu cách khởi động, thoát khỏi phần mềm Toolkit Math. 
Trả lời: 
Khởi động phần mềm: (5đ)
Nháy đúp chuột vào biểu tượng Shortcut trên màn hình Desktop
Nháy chuột vào ô giữa màn hình algebra.
Thoát khỏi phần mềm: (5đ)
Cách 1: Nháy vào nút Close ( dấu X ) ở góc trên bên phải màn hình.
Cách 2: Vào File chọn Exit (hoặc Alt + F4) 
Câu 2: Trình bày giao diện chính của phần mềm Toolkit Math?(10đ)
	- Thanh bảng chọn (2,5đ).
	- Cửa sổ dòng lệnh (2,5đ).
	- Cửa sổ làm việc chính (2,5đ).
	- Cửa sổ vẽ dồ thị hàm số (2,5đ).
3. Đặt vấn đề: Ở tiết trước cô và các em đã tìm hiểu sơ lược về phần mềm, biết được công dụng, thao tác khởi động , thoát khỏi phần mềm, làm quen với màn hình chính cùng chức năng của từng khu vực. Chúng ta cũng biết phần mềm toolkit math như một công cụ hỗ trợ giải bài tập, tính toán và vẽ đồ thị bằng các lệnh, mỗi lệnh có 1 chức năng riêng, vậy các lệnh ra sao, sử dụng thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
 4. Bài mới:
 HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH (tiếp theo)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Các lệnh tính toán đơn giản.
Trước hết chúng ta tìm hiểu phần các lệnh tính toán đơn giản.
Tính toán các biểu thức đơn giản:
Chúng ta đã biết chức năng từng khu vực của màn hình chính, vậy muốn thực hiện lệnh của phần mềm bằng cách gõ dòng lệnh thì thực hiện tại vị trí nào? Hs: trả lời.
Để tính toán các biểu thức đơn giản thì ta dùng lệnh gì?
Dựa vào sách giáo khoa cũng như tìm hiểu ở nhà, 1 em hãy nêu cú pháp của lệnh simplify. Và hãy nêu các cách để thực hiện tính toán.
GV: Thứ tự thực hiện các phép toán?
HS: Thực hiện các phép toán trong ngoặc trước,thực hiện theo quy tắc nhân chia trước công trừ sau.
 (GV có thể lồng nhắc lại phần này khi làm bài tập).
GV: Cách gõ các phép toán cũng tương tự như bên Excel các em đã học. Gọi hs đứng tại chỗ trả lời 
 * Ví dụ: ; 32 ta sẽ gõ như thế nào?
 HS: 2/5 ; 3^2
GV: Gọi 2 hs lên bảng ghi cách gõ 2 phép toán sau: a. :4 ; b. (25 + 4) . ( )2
Ta gõ như sau: a) ( 2/5*3^2+20)/4 
 b) (2^5+4)*(3/7)^2
GV: nhận xét, đánh giá.
 *Có 2 cách: 
 - C1: nhập trực tiếp từ cửa sổ dòng lệnh, nhập lệnh bắt đầu bằng SIMPLIFY:
Sau đó nhấn Enter
- C2: Nếu dùng bảng chọn:
Bước 1: Chọn Algebra à simplify 
Bước 2: Xuất hiện hộp thoại Simplify như hình 146.
Bước 3: gõ biểu thức cần tính tại dòng Expressoin to simplify.
Bước 4: nháy OK để thực hiện.
Cách 2 chỉ nêu cách thực hiện, để tiết thực hành hôm sau thực hiện trên máy.
Cả hai cách trên đều cho ta kết quả ở màn hình làm việc chính như sau:
 Simplify ( 2/5*3^2+20)/4 
 Answer: 
Hoạt động 2: Vẽ đồ thị đơn giản:
GV: Một chức năng tiếp theo của phần mềm là có thể vẽ đồ thị, vậy vẽ đồ thị của hàm số ta dùng lệnh gì, chúng ta tìm hiểu phần b vẽ đồ thị hàm số đơn giản.
GV: Các em xem sgk cho cô biết muốn vẽ đồ thị hàm số ta dùng lệnh gì?
HS: Ta dùng lệnh Plot
GV: Nêu cú pháp lệnh plot? (Tương tự cú pháp lệnh simplify )
HS: Plot 
GV: Nhận xét.
GV: Tương tự lệnh simplify thì để sử dụng lệnh plot có mấy cách?
HS: Đứng tại chỗ trả lời:
 + Có 2 cách đó là sử dụng cửa sổ dòng lệnh và sử dụng thanh bảng chọn.
C1: Nhập trực tiếp từ cửa sổ dòng lệnh .
Plot , Sau đó nhấn Enter
C2: Dùng bảng chọn.
Chọn plots à 2D à plot Equation.
Xuất hiện hộp thoại 2D Equation plotter.
Gõ hàm số tại dòng enter Equation in 2 variables.
Nháy OK.
GV:nhận xét, bổ sung nếu HS trả lời thiếu
GV: Gọi hs lên bảng viết lệnh vẽ đồ thị hàm số
 y = 3x+1 
HS: Plot y = 3x+1 
GV: Còn cách 2 tiết thực hành hôm sau chúng ta sẽ thực hiện trên máy để hiểu rõ hơn.
GV: Khi chúng ta lệnh plot y = 3x+1 rồi sau đó ta nhấn phím Enter sẽ được kết quả trên cửa sổ đồ thị như hình 147sgk/114.
Hoạt động 3: Các lệnh tính toán nâng cao.
GV: Chúng ta đã biết cách thực hiện các lệnh tính toán và vẽ đồ thị hàm số đơn giản, vậy để thực hiện các biểu thức phức tạp hơn thì chúng ta dùng lệnh gì, cách sd thế nào chúng ta tìm hiểu phần 5.Các lệnh tính toán nâng cao.
GV: Lệnh Simplify không những có thể tính toán với các biểu thức đơn giản mà còn tính toán với các biểu thức phức tạp với các loại biểu thức đại số khác nhau:
GV: Gọi hs lên bảng làm ví dụ : Tính giá trị biểu thức 
HS: Simplify (2/3+1/2)/(4/5-5/4)+14/21
GV: Nhận xét và giới thiệu thêm.
GV : Sau đó nhấn Enter kết quả sẽ là:
 Simplify (2/3+1/2)/(4/5-5/4)+14/21
 Answer: 
GV: Cách 2 tiết thực hành chúng ta sẽ làm.
GV: Bên cạnh những chức năng tính toán đó, Toolkit math còn có thể thực hiện các phép toán trên đơn thức và đa thức. Tính toán biểu thức phức tạp ta có thể dùng lệnh simplify, vậy với những đa thức chứa ẩn ta làm thế nào, dùng lệnh gì, có còn sd lệnh simplify được nữa không ta qua phần b.Tính toán với đa thức.
GV: Để tính toán với các đa thức ta dùng lệnh gì?
 HS: Lệnh Expand 
GV: Nêu cú pháp lênh Expand
HS: Expand 
GV:Tương tự lệnh simplify thì để sử dụng lệnh Expland có mấy cách?
HS: Có 2 cách đó là:
- C1: Nhập trực tiếp từ cửa sổ dòng lệnh .
 Expand 
 Sau đó nhấn Enter
- C2: Dùng thanh bảng chọn 
 + Bước 1: Chọn Algebraàchọn Expand 
 + Bước 2: Trong hộp thoại Expand gõ:
 Expand 
 Cuối cùng nhấn OK để kết thúc
GV:* Lưu ý: Đối với lệnh Expand ta chỉ thực hiện được với công, trừ, và nhân đa thức.
GV: Gọi hs lên bảng viết lệnh thực hiện phép cộng 2 đa thức sau:
(3x2+x+1)+(4x2+2x+5) 
HS: Expand (3x^2+x+1)+(4x^2+2x+5)
GV : Sau khi nhập lệnh ta nhấn Enter kết quả sẽ được là:
GV.Tiếp theo chúng ta qua phần c. giải phương trình đại số:
GV: Gọi hs nêu lệnh để giải phương trình đại số, cú pháp của lệnh.
HS: Solve 
GV:lệnh solve cũng tương tự như các lệnh trên, cũng đc thực hiện bằng 2 cách, vậy 2 cách đó thực hiên như thế nào? 
HS: Có 2 cách để nhập lệnh là:
- C1: Nhập trực tiếp từ cửa sổ dòng lệnh .
 Solve 
 Sau đó nhấn Enter
- C2: Dùng thanh bảng chọn 
 + Bước1: Chọn Algebraàchọn Solve
 + Bước 2: Trong hộp thoại Solve nhập lệnh: Solve 
 Cuối cùng nhấn OK để kết thúc
GV: Goi hs lên bảng viết lệnh để giải phương trình 4x + 3 = 0 
 HS: Solve 4*x+3=0 x
GV: Nhận xét. 
Sau khi nhập lệnh xong ta nhấn phím Enter kết quả sẽ được là:
GV: Trong toán học, có nhiều bài toán khi khai triển biểu thức nào đó, để tránh ghi lại biểu thức mất thời gian thì ta thường đặt tên cho biểu thức là 1, hay a(kí hiệu số hoặc chữ). Và phần mềm toolkit math cũng có lệnh thực hiện chức năng này, sau khi gọi tên ta dùng tên này vào tính toán, vẽ đồ thị mà không cần phải gõ lại đa thức ban đầu. Vậy để thực hiện việc này thì trước hết chúng ta cùng đi vào tìm hiểu phần d. Định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số.
Chúng ta định nghĩa các đa thức thành dạng F(x), g(x) sau đó chúng ta có thể sử dụng các tên gọi này vào các công việc tính toán khác.
GV: Các em nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi sau: để định nghiã một đa thức chúng ta dùng lệnh gì?Cú pháp như thế nào?
HS:- Ta dùng lệnh Make
 - Cú pháp: Make 
GV: Vậy để định nghĩa đa thức P(x)= 2x +1 ta gõ lệnh như thế nào?
HS: Make p(x) 2*x+1
GV: Sau khi đa thức P(x)= 2x +1 đã được định nghĩa thông qua tên gọi p(x).Ta có thể tính:
 Expland 2*x*p(x)
GV: Khi một đa thức đã được định nghĩa ta có thể sử dụng lệnh Graph để vẽ đồ thị : Graph p.
Với hàm P(x)= 2x +1 này lệnh Graph có thể thực hiện vẽ đồ thị, vậy có thể sử dụng lệnh plot thay cho Graph được không?
HS: Graph có thể thực hiện tất cả các hàm số mà plot thực hiện được, nhưng plot có thể có hoặc không, plot chỉ thực hiện được những hàm số đơn giản trong khi graph thực hiện được các đơn thức và đa thức.
GV: Chúng ta cũng có thể giải phương trình p(x)=0 bằng lệnh solve như sau:
 Solve p(x)=0 x 
Solve 
Hoạt động 4: Các chức năng khác.
Ngoài các chức năng này thì phần mềm Toolkit math còn có những chức năng khác,đó là nhưng chức năng gì, cô và các e cùng tìm hiểu phần 6.các chức năng khác.
GV:phần 6.các chức năng khác( hs tự nghiên cứu sgk)
Các lệnh tính toán đơn giản
a) Tính toán các biểu thức đơn giản:
Lệnh simplify: dùng để tính toán các biểu thức đơn giản.
Cú pháp: simplify .
Có 2 cách để nhập lệnh:
C1: Nhập trực tiếp từ cửa sổ dòng lệnh, simplify , sau đó nhấn phím Enter.
C2: Dùng bảng chọn:
Bước 1: Chọn Algebra à simplify 
Bước 2: Xuất hiện hộp thoại Simplify như hình 146.
Bước 3: gõ biểu thức cần tính tại dòng Expressoin to simplify.
Bước 4: nháy OK để thực hiện.
Ví dụ: Tính biểu thức sau:
( * 32 + 20):4
(25 + 4) . ( )
b) Vẽ đồ thị đơn giản:
Lệnh Plot : Vẽ đồ thị hàm số đơn giản.
Cú pháp: Plot .
Có 2 cách để nhập lệnh:
C1: Nhập trực tiếp từ cửa sổ dòng lệnh.
C2: Dùng bảng chọn.
Chọn plots à 2D à plot Equation.
Xuất hiện hộp thoại 2D Equation plotter.
Gõ hàm số tại dòng enter Equation in 2 variables.
Nháy OK.
Ví dụ : Viết lệnh vẽ đồ thị hàm số y = 3x+1 
 Plot y = 3x+1 
5. Các lệnh tính toán nâng cao.
a. Biểu thức đại số:
Ví dụ: Viết lệnh để tính giá trị biểu thức:
 Simplify (2/3+1/2)/(4/5-5/4)+14/21
b. Tính toán với đa thức.
* Lệnh Expand : thực hiện các phép toán trên đa thức
* Cú pháp : Expand 
* Có 2 cách để nhập lệnh là:
- C1: Nhập trực tiếp từ cửa sổ dòng lệnh .
 Expand 
 Sau đó nhấn Enter
- C2: Dùng thanh bảng chọn 
 + Bước1: Chọn Algebraàchọn Expand 
 + Bước 2: Trong hộp thoại Expand nhập: 
 Cuối cùng nhấn OK để kết thúc
*Lưu ý: Đối với lệnh Expand ta chỉ thực hiện được với công, trừ, và nhân đa thức.
Ví dụ: Viết lệnh thực hiện phép cộng 2 đa thức sau: 
 Expand (3x^2+x+1)+(4x^2+2x+5)
c.Giải phương trình đại số
* Lệnh solve: Tìm ngiệm của đa thức ( giải phương trình đại số) 
*Cú pháp: 
 Solve 
*Có 2 cách để nhập lệnh là:
C1: Nhập trực tiếp từ cửa sổ dòng lệnh .
 Solve 
 Sau đó nhấn Enter
C2: Dùng thanh bảng chọn 
Bước1: Chọn Algebraàchọn Solve. 
 Bước 2: Trong hộp thoại Solve nhập lệnh: 
 Cuối cùng nhấn OK để kết thúc
* Ví dụ: Viết lệnh để giải phương trình
 4x + 3 = 0 
 Solve 4*x+3=0 x
d. Định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số
* Để định nghĩa hàm ta thực hiện như sau:
Lệnh make : định nghĩa 1 đa thức
Make 
Ví dụ: để định nghĩa đa thức P(x)= 2x +1 ta gõ lệnh sau:
 Make p(x) 2*x+1
- Lệnh Graph p (dùng để vẽ đồ thì của hàm số tương ứng với đa thức p đã được định nghĩa)
- Lệnh Solve p(x)=0 x ( để giải phương trình p(x)=0 ) 
Cú pháp: solve p(x)=0 .
6.Các chức năng khác
a. Làm việc trên cửa sổ dòng lệnh (SGK)
b. Lệnh xóa thông tin trên cửa sổ đồ thị
- Để xóa thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị ta dùng lệnh Clear
c. Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ lệnh:
Lệnh đặt nét vẽ:
 PenWidth 
* Ví dụ: Để đặt nét vẽ có độ dày là 2 ta gõ lệnh: Penwidth 2
Lệnh đặt màu vẽ: PenColor 
* Ví dụ: Để đặt màu hồng ta gõ lệnh:
 Pencolor magenta.
Lưu ý: Bảng màu được quy định từ tiếng anh như SGK
 5. Củng cố và dặn dò :
Bài tập: 	Vẽ đồ thị hàm số 2x + 3.
Biểu diễn bằng nét vẽ có độ dày 1 và có màu đỏ.
 - Nêu các lệnh đã học và cú pháp của các lệnh đó?
- Củng cố lại, dặn học sinh về xem lại các lệnh đã được học với Toolkit Math và xem trước bài tập thực hành ở mục 7.
- Tiết sau thực hành với “Học toán với Toolkit Math”./
IV. RÚT KINH NGHIỆM. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 11. Học Toán với Toolkit Math - Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THCS Phạm Hồng Thái.docx