Giáo án Tin học khối 7, học kì I năm 2017

PHẦN 1. BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ.

BÀI 1. CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?

I./ Mục tiêu:

1./ Kiến thức:

-Biết nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập.

-Biết các chức năng chung của bảng tính.

-Nhận biết một số thành phần cơ bản trên trang tính của màn hình bảng tính.

-Hiểu khái niệm hàng, cột, địa chỉ ô tính.

-Biết cách nhập, sửa, xóa dữ liệu trên trang tính và cách di chuyển trên trang tính.

2./ Kĩ năng:

-Nhận biết tầm quan trọng của bảng tính các ứng dụng khác nhau của bảng tính.

3./ Thái độ: -Tìm hiểu các ứng dụng của phần mềm mới trong tin học.

II./ Chuẩn bị:

1./ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án soạn giảng, hình ảnh minh họa, máy chiếu, SGK

-Phương án tổ chức lớp học: tổ chức học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác và học nhóm.

2./ Chuẩn bị của học sinh:

 -Nội dung ôn tập: Xem trước nội dung bài.

 -SGK, bài cũ, vở học và các đồ dùng học tập khác.

 

docx 125 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học khối 7, học kì I năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ các khối trong công thức.
2./ Kĩ năng:
-Nhập các hàm đúng cú pháp. 
-Sử dụng các hàm để tính toán.
3./ Thái độ:
-Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
-Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
II/ CHUẨN BỊ:
1./ Chuẩn bị của giáo viên: giáo án, tranh ảnh, máy chiếu
 -Phương án tổ chức lớp học: tổ chức học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác và học nhóm.
 2./ Chuẩn bị của học sinh:
 -Nội dung ôn tập: Hàm trong chương trình bảng tính, cách sử dụng hàm, một số hàm thông dụng.
 -Đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở ghi chép.
III./ Hoạt động dạy học:
1./ Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.
2./ Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi:
Phương án trả lời:
?Em hãy nêu khái niệm Hàm?
?Trình bày các bước nhập hàm?
-Hàm là công thức (hoặc kết hợp nhiều công thức) được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị cụ thể.
*Các bước nhập hàm:
-B1 Chọn ô cần nhập hàm để tính toán
-B2. Gõ dấu =
-B3. Gõ hàm theo đúng cú pháp của nó (Tên hàm, các đối số)
-B4. Nhấn phím Enter. 
3./ Giảng bài mới:
a./ Giới thiệu bài: (1’)
Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu công dụng và cú pháp của một số hàm trong Excel: Sum, Average, Max, Min.
b./ Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
Nội dung:
33
HĐ1: 3./ Một số hàm thường dùng:
a. Hàm tính tổng:
Chiếu bảng tính chi phí thường xuyên.
?Em hãy lập công thức tính tổng tiền điện nước tại ô E3?
-Nhận xét, tổng kết.
Tương tự cho ô E4, E5.
?Em hãy trình bày về hàm tính tổng?
-Nhận xét, tổng kết.
b. Hàm tính trung bình cộng:
Chiếu bảng tính chi phí thường xuyên.
?Em hãy lập công thức tính trung bình tiền điện nước tại ô F3?
-Nhận xét, tổng kết.
Tương tự cho ô F4, F5.
?Em hãy trình bày về hàm tính trung bình cộng?
-Nhận xét, tổng kết.
c./ Hàm xác định giá trị lớn nhất:
Chiếu bảng tính chi phí thường xuyên.
?Em hãy lập công thức xác định giá trị lớn nhất của tổng tiền điện nước?
-Nhận xét, tổng kết.
?Em hãy trình bày về hàm xác định giá trị lớn nhất?
-Nhận xét, tổng kết.
d./ Hàm xác định giá trị nhỏ nhất:
Chiếu bảng tính chi phí thường xuyên.
?Em hãy lập công thức xác định giá trị nhỏ nhất của tổng tiền điện nước?
-Nhận xét, tổng kết.
?Em hãy trình bày về hàm tìm giá trị nhỏ nhất?
-Nhận xét, tổng kết.
Quan sát, theo dõi, lắng nghe, phát biểu:
Tại ô E3:
=0.567+0.057
Hoặc 
=Sum(0.567, 0.057)
=Sum(c3,d3)
=Sum(c3:d3)
Hàm Sum tính tổng một dãy các số.
Cú pháp:
=SUM(a, b, c, )
Quan sát, theo dõi, lắng nghe, phát biểu:
Tại ô F3:
=(0.567+0.057)/2
Hoặc 
=Average(0.567, 0.057)
=Average (C3,D3)
=Average (C3:D3)
Hàm Average tính trung bình cộng của một dãy các số.
Cú pháp:
=AVERAGE(a, b, c, )
Quan sát, theo dõi, lắng nghe, phát biểu:
Tại ô E7:
=Max(E3, E4, E5)
=Max(E3:E5)
Hàm Max xác định giá trị lớn nhất trong một dãy số.
Cú pháp:
=Max(a, b, c, )
Trong đó: các đối số a, b, c,.
Quan sát, theo dõi, lắng nghe, phát biểu:
Tại ô E8:
=Min(E3, E4, E5)
=Min(E3:E5)
Hàm Min xác định giá trị nhỏ nhất trong một dãy số.
Cú pháp:
=Min(a, b, c, )
Trong đó: các đối số a, b, c,.
a. Hàm tính tổng:
Hàm Sum tính tổng một dãy các số.
Cú pháp:
=SUM(a, b, c, )
Trong đó: các đối số a, b, c,  đặt cách nhau bởi dấu phẩy có thể là các số hay địa chỉ của các ô tính hay địa chỉ khối có dữ liệu số cần tính.
Ví dụ: 
=Sum(0.567, 0.057)
=Sum(c3,d3)
=Sum(c3:d3)
Ví dụ 2: 
=Sum(25, A5, C3:F12)
b. Hàm tính trung bình cộng:
Hàm Average tính trung bình cộng của một dãy các số.
Cú pháp:
=AVERAGE(a, b, c, )
Trong đó: các đối số a, b, c,.
Ví dụ1: 
=Average(0.567, 0.057)
=Average (C3,D3)
=Average (C3:D3)
Ví dụ 2: 
=AVERAGE(25, A5, C3:F12)
c./ Hàm xác định giá trị lớn nhất:
Hàm Max xác định giá trị lớn nhất trong một dãy số.
Cú pháp:
=Max(a, b, c, )
Trong đó: các đối số a, b, c,.
Ví dụ1: 
=Max(E3, E4, E5)
=Max(E3:E5)
Ví dụ 2: 
=Max(25, A5, C3:F12)
d./ Hàm xác định giá trị nhỏ nhất:
Hàm Min xác định giá trị nhỏ nhất trong một dãy số.
Cú pháp:
=Min(a, b, c, )
Trong đó: các đối số a, b, c,.
Ví dụ1: 
=Min(E3, E4, E5)
=Min(E3:E5)
Ví dụ 2: 
=Min(25, A5, C3:F12)
*Lưu ý: các hàm Sum, Average, Max, min cho phép kết hợp số, địa chỉ ô tính, địa chỉ khối và kết hợp với công thức và các hàm khác.
Ví dụ:
=Sum(A3:D3)+Sum(A4:D4) +Average(F5:F8)+ 400
=Max(Sum(A3:D3), Sum(A5:D5))
5
Hoạt động 2. Củng cố - HDVN:
-Em hãy kể tên 4 hàm và công dụng mỗi hàm trong chương trình bảng tính?
-Hướng dẫn học sinh về thực hiện lập bảng tính hình 1.30 trang 37 SGK và tính tổng bằng sử dụng lệnh AutoSum.
Học sinh phát biểu trả lời câu hỏi bài tập củng cố.
Ghi nhớ nội dung hướng dẫn.
- Một số hàm thường dùng:.
-Bài tập về nhà.
4./ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
-Về nhà học cú pháp và chức năng của các hàm sum, average, max, min.
-Xem trước bài thực hành 4: Bảng điểm của lớp em
IV./ Rút kinh nghiệm bổ sung:
-Kiến thức: 
-Thời gian: ....
-Phương pháp: ..
-------------------------------- & -----------------------------
Ngày soạn:
10/ 10 /2017
Tiết:
16
BTH 4. BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM.
I./ Mục tiêu: 
1./ Kiến thức:
-Biết sử dụng một số hàm để tính toán: Average, Min, Max, Sum
-Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
2./ Kĩ năng:
-Thực hiện được việc nhập hàm vào ô tính.
-Biết sửa khi nhập sai công thức.
-Sử dụng được hàm Sum, Average, Max, Min trong tính toán đơn giản.
-So sánh được lợi ích của việc sử dụng hàm và sử dụng công thức.
3./ Thái độ:
-Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
-Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
II/ CHUẨN BỊ:
1./ Chuẩn bị của giáo viên: giáo án, tranh ảnh, máy chiếu
 -Phương án tổ chức lớp học: tổ chức học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác và học nhóm.
 2./ Chuẩn bị của học sinh:
 -Nội dung ôn tập: Sử dụng các hàm để tính toán.
 -Đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở ghi chép.
III./ Hoạt động dạy học:
1./ Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.
2./ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi:
Phương án trả lời:
-Hãy nêu các bước nhập hàm?
Có 4 bước
-B1 Chọn ô cần nhập hàm để tính toán
-B2. Gõ dấu =
-B3. Gõ hàm theo đúng cú pháp của nó (Tên hàm, các đối số)
-B4. Nhấn phím Enter.
- Hãy nêu công dụng hàm average, Sum.
-Nêu cú pháp của chúng.
-Hàm Average: dùng để tính trung bình cộng.
=Average(a, b, c,)
-Hàm Sum được dùng để tính tổng.
=Sum(a, b, c,)
3./ Giảng bài mới:
a./ Giới thiệu bài: (1’)
Sử dụng hàm trong tính toán sẽ giúp chúng ta tính toán nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn. Tiết hôm nay các em sẽ thực hành về các hàm để thấy rõ hơn điều này.
b./ Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
Nội dung:
12
HĐ1: Bài tập 1 SGK: Lập trang tính và sử dụng công thức:
a./ Nhập bảng dữ liệu như hình dưới đây:
b./ Sử dụng công thức thích hợp để tính điểm trung bình các bạn trong lớp.
c./ Tính điểm trung bình của cả lớp.
d./ Lưu bảng tính với tên bảng điểm lớp em.
Chiếu bảng điểm lớp 7a mẫu.
Em hãy nêu công thức tính điểm trung bình bạn Hoàng An?
?Để tính điểm trung bình của cả lớp tại ô F17 ta sử dụng công thức thế nào?
? Sử dụng lệnh nào để lưu bảng tính?
Hướng dẫn mẫu các thao tác cần thiết và yêu cầu học sinh thực hành theo hướng dẫn.
Kiểm tra, nhắc nhở, hỗ trợ học sinh hoàn thành tốt bài thực hành. Sửa chữa các hỏng hóc máy tính nếu có.
Trả lời:
=(C3+D3+E3)/3
Trả lời: tại ô F17
=(C3+C4+C5+C6+C7+C8+ C9+ C10+ C11+ C12+ C13+ C14+C15)/13
-Lệnh File ->Save. (File ->Save As)
-Học sinh tự giác nghiên cứu SGK thực hành trên máy theo nhóm đã phân công hoàn thành bài thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
-Báo kết quả và rút kinh nghiệm.
Bài tập 1 SGK: Lập trang tính và sử dụng công thức:
-Nhập dữ liệu.
-Sử dụng công thức
-Lưu bảng tính
10
HĐ2: Bài tập 2 ( SGK)
-Mở bảng tính sổ theo dõi thể lực đã lưu trong bài tập 4 của bài thực hành 2
-Tính chiều cao trung bình, cân nặng trung bình của các bạn trong lớp.
-Lưu bảng tính khi hoàn thành.
Chiếu Sổ theo dõi thể lực.
? Để tính chiều cao trung bình của các bạn thì tại ô D16 em nhập công thức thế nào?
?Để tính cân nặng trung bình của các bạn thì tại ô E16 em nhập công thức thế nào?
Hướng dẫn mẫu các thao tác cần thiết và yêu cầu học sinh thực hành theo hướng dẫn.
Kiểm tra, nhắc nhở, hỗ trợ học sinh hoàn thành tốt bài thực hành. Sửa chữa các hỏng hóc máy tính nếu có.
Tại ô D16:
=average(D3:D14)
.
Tại ô E16:
=average(E3:E14)
.
-Học sinh tự giác nghiên cứu SGK thực hành trên máy theo nhóm đã phân công hoàn thành bài thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
-Báo kết quả và rút kinh nghiệm.
-Mở bảng tính đã lưu.
-Sử dụng công thức.
-Lưu bảng tính.
11
Hoạt động 3. Sử dụng hàm Average, Max, Min:
a./ Hãy sử dụng các hàm thích hợp để tính lại các kết qủa đã tính trong bài tập 1 và so sánh với cách tính bằng công thức.
b./ Sử dụng hàm AVERAGE để tính điểm trung bình từng môn học của cả lớp trong hàng trống cuối bảng.
c./ Sử dụng hàm Max, Min để xác định môn học có điểm trung bình cao nhất và điểm trung bình thấp nhất.
Chiếu Bảng điểm lớp 7A.
?Em hãy sử dụng hàm tính trung bình tại ô G3?
Tương tự cho các ô bên dưới.
?Tại ô E13, ta sử dụng hàm thế nào?
?Tại ô C14, ta sử dụng hàm thế nào?
?Tại ô C15, ta sử dụng hàm thế nào?
-Hướng dẫn thao tác mẫu và yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập.
-Kiểm tra, nhắc nhở, hỗ trợ học sinh hoàn thành yêu cầu bài tập.
Quan sát, theo dõi, phát biểu trả lời câu hỏi:
G3 =Average(C3:E3)
Hoặc 
=Average(C3,D3,E3)
E13 =average(E3:E12)
C14 =Max(C3:C12)
C15 ==Min(C3:C12)
Quan sát, theo dõi, ghi nhớ cách thực hiện.
-Học sinh tự giác nghiên cứu SGK thực hành trên máy theo nhóm đã phân công hoàn thành bài thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
-Báo kết quả và rút kinh nghiệm.
-Mở bảng tính đã lưu.
-Sử dụng hàm tính kết quả, so sánh với cách sử dụng công thức rút ra kinh nghiệm.
4
HĐ4: Củng cố - HDVN:
Kiểm tra, đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của học sinh. Nêu các ưu nhược điểm, các lỗi hay mắc phải nếu có.
-Hướng dẫn học sinh về nhà lập bảng tính như hình 1.33 và thực hiện các tính toán.
-Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ, rút kinh nghiệm cần thiết và việc tự thực hành.
-Rèn luyện kĩ năng làm việc với bảng tính.
Sử dụng công thức và Hàm để tính toán
4./ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
Các em về học bài, xem trước bài tập 4 SGK. Có thể viết trước các công thức trên giấy để chuẩn bị cho tiết thực hành tiếp theo.
Chuẩn bị kiến thức để làm bài kiểm tra 15 phút tiết 17 tiếp theo.
IV./ Rút kinh nghiệm bổ sung:
-Kiến thức: 
-Thời gian: ....
-Phương pháp: ..
-------------------------------- & -----------------------------
Ngày soạn:
10/10/2017
Tiết:
17
Kiểm tra hệ số 1
I./ Mục tiêu:
Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh trong quá trình học, tìm hiểu những lệch lạc, sai lệch kiến thức để bổ sung điều chỉnh trong quá trình giảng dạy tiếp theo.
II./ Ma trận đề:
Cấp độ
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.
- Biết các kiểu dữ liệu trên trang tính.
- Phân biệt dữ liệu số và dữ liệu kí tự.
- Nắm được cách chọn đối tượng trên trang tính.
Số câu
Số điểm
1
4
1
4
Thực hiện tính toán trên trang tính.
- Biết cách nhập công thức vào ô tính.
- Hiểu được cách viết công thức tính toán đơn giản theo các kí hiệu phép toán của bảng tính. 
- Hiểu được thứ tự thực hiện các phép toán.
- Sử dụng công thức địa chỉ, tính toán kết quả.
Số câu
Số điểm
1
2
1
2
Sử dụng các hàm để tính toán.
-Biết một số hàm tính toán trong Excel.
-Biết sử dụng các hàm để tính toán.
Số câu
Số điểm
2
4
2
4
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ
4
10
100%
4
10
100%
III./ Đề kiểm tra:
Nhập và chỉnh sửa trang tính như mẫu trên (4 điểm)
Sử dụng hàm tính tổng điểm (thực hành và lý thuyết) của từng học sinh (2 điểm)
Sử dụng hàm tính điểm trung bình của từng học sinh (2 điểm)
Dùng hàm xác định Điểm TB cao nhất và Điểm TB thấp nhất của lớp học đó (2 điểm)
(Yêu cầu sử dụng hàm để tính)
IV./ Đáp án và biểu điểm:
a./ Lập bảng theo mẫu (4 điểm)
b. Tổng điểm: (2 điểm)
=SUM(C2,D2)
=SUM(C3,D3)
=SUM(C4,D4)
c. Điểm trung bình: (2 điểm)
=AVERAGE(C2,D2)
=AVERAGE(C3,D3)
=AVERAGE(C4,D4)
d. Điểm cao nhất: (1 điểm)
 =MAX(F2, F3, F4)
 Điểm thấp nhất: (1 điểm)
 =MIN(F2, F3, F4)	
V./ Kết quả đạt được:
K.Lop
S.Số
0- 2
2- 3.5
3.5-5
5-6.5
6.5- 8
8,0-10,0
TB trở lên
Ghi 
chú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A5
7A6
7A7
7A8
IV./ Rút kinh nghiệm bổ sung:
-Kiến thức: 
-Thời gian: ....
-Phương pháp: ..
-------------------------------- & -----------------------------
Ngày soạn:
10/ 10 /2017
Tiết:
17
BTH 4. BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM. (tt)
I./ Mục tiêu: 
1./ Kiến thức:
-Biết sử dụng một số hàm để tính toán: Average, Min, Max, Sum
-Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
2./ Kĩ năng:
-Thực hiện được việc nhập hàm vào ô tính.
-Biết sửa khi nhập sai công thức.
-Sử dụng được hàm Sum, Average, Max, Min trong tính toán đơn giản.
-So sánh được lợi ích của việc sử dụng hàm và sử dụng công thức.
3./ Thái độ:
-Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
-Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
II/ CHUẨN BỊ:
1./ Chuẩn bị của giáo viên: giáo án, tranh ảnh, máy chiếu
 -Phương án tổ chức lớp học: tổ chức học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác và học nhóm.
 2./ Chuẩn bị của học sinh:
 -Nội dung ôn tập: Sử dụng các hàm để tính toán.
 -Đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở ghi chép.
III./ Hoạt động dạy học:
1./ Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.
2./ Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15’)
3./ Giảng bài mới:
a./ Giới thiệu bài: (1’)
Sử dụng hàm trong tính toán sẽ giúp chúng ta tính toán nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn. Tiết hôm nay các em sẽ thực hành về các hàm để thấy rõ hơn điều này.
b./ Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
Nội dung:
22
HĐ1: Bài tập 4: Lập trang tính và sử dụng hàm Sum.
a./ Lập trang tính như trên hình.
b./ Sử dụng các hàm thích hợp để tính tổng giá trị sản xuất theo từng năm.
c./ Tính tổng giá trị sản xuất của mỗi nhóm trong 6 năm vào ô bên dưới.
d./ Lưu bảng tính với tên Gia_tri_san_xuat.
Chiếu trang tính Tổng giá trị sản xuất.
?Em hãy trình bày hàm tính tổng tại ô E4?
?Em hãy trình bày hàm tính tổng tại ô B11?
?Em hãy trình bày hàm tính tổng tại ô C11?
?Em hãy trình bày hàm tính tổng tại ô D11?
-Hướng dẫn thao tác mẫu và yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập.
-Kiểm tra, nhắc nhở, hỗ trợ học sinh hoàn thành yêu cầu bài tập.
Quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi: =Sum(B4:D4) hoặc =Sum(B4, C4, D4).
Tại ô B11:
=Sum(B4:B9)
Tại ô C11:
=Sum(C4:C9)
Tại ô D11:
=Sum(D4:D9)
Quan sát, theo dõi, ghi nhớ cách thực hiện.
-Học sinh tự giác nghiên cứu SGK thực hành trên máy theo nhóm đã phân công hoàn thành bài thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
-Báo kết quả và rút kinh nghiệm.
Bài tập 4: Lập trang tính và sử dụng hàm Sum.
5
HĐ2: Củng cố - HDVN:
Kiểm tra, đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của học sinh. Nêu các ưu nhược điểm, các lỗi hay mắc phải nếu có.
-Hướng dẫn học sinh về nhà rèn luyện thao tác nhập dữ liệu và lưu bảng tính.
-Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ, rút kinh nghiệm cần thiết và việc tự thực hành.
-Rèn luyện kĩ năng làm việc với bảng tính.
4./ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
Cần học thuộc tên, công thức các hàm đã học.
Chuẩn bị bài: Thao tác với bảng tính
IV./ Rút kinh nghiệm bổ sung:
-Kiến thức: 
-Thời gian: ....
-Phương pháp: ..
-------------------------------- & -----------------------------
Ngày soạn:
15/10/2017
Tiết:
18
BÀI 5. THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
I./ Mục tiêu: 
1./ Kiến thức:
-Biết cách điều chỉnh độ của rộng cột và chiều cao của hàng.
-Biết chèn thêm hoặc xóa hàng, cột.
-Biết sao chép và di chuyển dữ liệu.
-Biết sao chép công thức.
-Hiểu được sự thay đổi của địa chỉ ô tính khi sao chép công thức.
2./ Kĩ năng:
-Điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng.
-Thực hiện được việc chèn thêm hoặc xóa cột, hàng.
-Thực hiện được việc di chuyển và sao chép công thức.
3./ Thái độ:
-Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
-Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
II/ CHUẨN BỊ:
1./ Chuẩn bị của giáo viên: giáo án, tranh ảnh, máy chiếu
 -Phương án tổ chức lớp học: tổ chức học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác và học nhóm.
 2./ Chuẩn bị của học sinh:
 -Nội dung ôn tập: Sử dụng các hàm để tính toán.
 -Đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở ghi chép.
III./ Hoạt động dạy học:
1./ Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.
2./ Kiểm tra bài cũ: (6’)
Câu hỏi:
Phương án trả lời:
-Em hãy nêu các bước nhập hàm?
Có 4 bước
B1: Chọn ô tính cần nhập hàm để tính toán.
B2: Gõ dấu bằng =
B3: Nhập tên hàm đúng cú pháp (tên hàm, các đối số)
B4: Nhấn Enter 
-Hãy nêu công dụng và cú pháp hàm Max, Min. 
Hàm Max dùng để xác định giá trị lớn nhất của dãy các số.
	=Max(a, b, c,)
Hàm Min dùng để xác định giá trị nhỏ nhất của dãy các số.
	=Min(a, b, c,) 
3./ Giảng bài mới:
a./ Giới thiệu bài: (1’)
Khi làm việc với bảng tính các em có thể gặp một số trường hợp như chữ bị lấp hoặc các số không hiển thị trên ô tính  Làm thế nào để xử lí chúng? Các em hãy cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
b./ Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
Nội dung:
16
HĐ1: 1. Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng:
Chiếu hình ảnh bảng tính mẫu.
?Em có nhân xét gì về độ rộng cột, độ cao hàng trong bảng tính trên?
-Nhận xét, thực hiện các thao tác điều chỉnh độ rộng cột, hàng lại cho phù hợp.
?Em hãy trình bày các bước điều chỉnh độ rộng cột?
?Em hãy trình bày các bước điều chỉnh độ cao hàng?
*Lưu ý: Nháy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng sẽ tự động điều chỉnhđộ rộng cột, độ cao hàng.
Quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi: 
+Độ rộng cột, độ cao hàng không phù hợp 
Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ thao thác thực hiện.
*Điều chỉnh độ rộng cột:
B1. Đưa con trỏ chuột vào biên phải của tên cột cần tăng hay giảm độ rộng.
B2. Kéo thả chuột sang phải để tăng (hay sang trái để giảm) độ rộng của cột.
* Điều chỉnh độ cao hàng:
B1. Đưa con trỏ chuột vào biên dưới tên hàng cần thay đổi độ cao.
B2. Kéo thả chuột lên trên hay xuống dưới để điều chỉnh độ cao hàng.
*Ghi các nội dung chính
1. Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng:
Khi tạo trang tính mới, ngầm định các cột, các hàng có độ rộng và độ cao bằng nhau. 
a. Điều chỉnh độ rộng cột:
B1. Đưa con trỏ chuột vào biên phải của tên cột cần tăng hay giảm độ rộng.
B2. Kéo thả chuột sang phải để tăng (hay sang trái để giảm) độ rộng của cột.
b. Điều chỉnh độ cao hàng:
B1. Đưa con trỏ chuột vào biên dưới tên hàng cần thay đổi độ cao.
B2. Kéo thả chuột lên trên hay xuống dưới để điều chỉnh độ cao hàng.
*Lưu ý: Nháy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng sẽ tự động điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng.
15
Hoạt động 2./ 2. Chèn thêm hoặc xóa cột, hàng:
Từ bảng tính Bảng điểm lớp 7A, thực hiện chiếu thao tác chèn thêm một hoặc nhiều cột và hàng. Ví dụ cột giới tính.
?Em hãy trình bày các bước để chèn thêm cột?
?Em hãy trình bày các bước để chèn thêm hàng?
- Thực hiện chiếu thao tác xóa một hoặc nhiều cột và hàng. Ví dụ xóa cột giới tính.
?Em hãy trình bày các bước để xóa cột hoặc hàng?
Lưu ý: Phím Delete chỉ xóa dữ liệu trong ô tính, hàng, cột mà không xóa được hàng cột.
Quan sát, theo dõi, lắng nghe và ghi nhớ. Trả lời câu hỏi:
+Chèn cột:
B1./ Nháy chọn 1 cột.
B2./ Chọn lệnh insert trong nhóm cells trên dải lệnh Home.
+Chèn hàng:
B1./ Nháy chọn 1 hàng.
B2./ Chọn lệnh insert trong nhóm cells trên dải lệnh Home.
Quan sát, theo dõi, lắng nghe và ghi nhớ. Trả lời câu hỏi:
+Xóa cột hoặc hàng:
B1./ Chọn các cột (hoặc các hàng cần xóa).
B2./ Chọn lệnh Delete trong nhóm lệnh Cells trên dải lệnh Home.
2. Chèn thêm hoặc xóa cột, hàng:
a. Chèn thêm cột hoặc hàng
*Chèn cột:
B1./ Nháy chọn 1 cột.
B2./ Chọn lệnh insert trong nhóm cells trên dải lệnh Home.
->Một cột trống được chèn vào bên trái cột đã chọn.
*Chèn hàng:
B1./ Nháy chọn 1 hàng.
B2./ Chọn lệnh insert trong nhóm cells trên dải lệnh Home.
->Một hàng trống được chèn vào bên trên hàng đã chọn.
b./ Xóa cột hoặc hàng:
B1./ Chọn các cột (hoặc các hàng cần xóa).
B2./ Chọn lệnh Delete trong nhóm lệnh Cells trên dải lệnh Home.
Lưu ý: Phím Delete chỉ xóa dữ liệu trong ô tính, hàng, cột mà không xóa được hàng cột.
5
HĐ2: Củng cố - HDVN:
Sử dụng Bảng điểm lớp em ở trên. Yêu cầu học sinh lên thực hiện các thao tác với bảng tính như chèn hàng chèn cột, xóa hàng, cột, điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng.
-Hướng dân học sinh về nhà luyện tập các thao tác chèn hàng, cột, xóa hàng , cột, điều chỉnh độ rộng hàng độ cao cột.
Học sinh lắng nghe, quan sát và thực hiện các yêu cầu của giáo viên, ghi nhớ các thao tác thực hiện.
Rút kinh nghiệm qua tiết học.
Ghi nhơ thao tác thực hiện.
Liên hệ thực tế các thao tác đã học với chương trình bảng tính Excel.
4./ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
Các em về học bài, luyện tập thêm ở nhà và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
IV./ Rút kinh nghiệm bổ sung:
-Kiến thức: 
-Thời gian: ....
-Phương pháp: ..
-------------------------------- & -----------------------------
Ngày soạn:
20/10/2017
Tiết:
19
BÀI 5. THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
I./ Mục tiêu: 
1./ Kiến thức:
-Biết cách điều chỉnh độ của rộng cột và chiều cao của hàng.
-Biết chèn thêm hoặc xóa hàng, cột.
-Biết sao chép và di chuyển dữ liệu.
-Biết sao chép công thức.
-Hiểu được sự thay đổi của địa chỉ ô tính khi sao chép công thức.
2./ Kĩ năng:
-Đi

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiáo án tin 7-HKI-20162017.docx