Giáo án Tin học khối 7 - Phần mềm học tập: học đại số với geogebra

Tiết 29: PHẦN MỀM HỌC TẬP: HỌC ĐẠI SỐ VỚI GEOGEBRA(T1)

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức: - HS phân biệt được màn hình chính và các chức năng trong phần mềm GEOGEBRA.

2. Kĩ năng: - HS thực hiện và thao tác được các lệnh chính đã học bằng cả hai cách từ hộp thoại và từ dòng lệnh.

3.Thái độ: Rèn ý thức học tập nghiêm túc và sử dụng máy tính đúng mục đích.

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực sử dụng CNTT: Học sinh sử dụng máy tính mở chương trình

- Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu Sgk và tự thực hành trên máy

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tự thực hành và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hành

- Năng lực giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp với thầy, cô giáo, các bạn trong nhóm

- Năng lực hợp tác: Học sinh cùng hợp tác làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề

 

docx 13 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học khối 7 - Phần mềm học tập: học đại số với geogebra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29:
PHẦN MỀM HỌC TẬP: HỌC ĐẠI SỐ VỚI GEOGEBRA(T1)
I. MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: - HS phân biệt được màn hình chính và các chức năng trong phần mềm GEOGEBRA.
2. Kĩ năng: - HS thực hiện và thao tác được các lệnh chính đã học bằng cả hai cách từ hộp thoại và từ dòng lệnh. 
3.Thái độ: Rèn ý thức học tập nghiêm túc và sử dụng máy tính đúng mục đích.	
4. Năng lực hướng tới: 
- Năng lực sử dụng CNTT: Học sinh sử dụng máy tính mở chương trình 
- Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu Sgk và tự thực hành trên máy
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tự thực hành và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hành
- Năng lực giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp với thầy, cô giáo, các bạn trong nhóm
- Năng lực hợp tác: Học sinh cùng hợp tác làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Phương pháp : Nêu VĐ, gợi mở, dạy học nhóm, kĩ thuật công não	
2. Chuẩn bị của GV: Phòng máy vi tính, (Projector), bài tập mẫu, phiếu học tập.
3. Chuẩn bị của HS: SGK, đồ dùng học tập, các kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Ổn định tổ chức(1’): 	
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
7A
7B
7C
7D
* Kiểm tra: 
*Bài mới:
1. Giới thiệu bài học (1’): Có nhiều phần mềm giúp chúng ta học tập tốt các môn học. GEOGEBRA là một phần mềm giúp các em học môn toán học. Trong tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu phần mềm này.	
2. Dạy học bài mới(40’)
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tính toán với các số hữu tỉ: (22’)
a.Giao nhiệm vụ học tập :
Quan sát cửa sổ làm việc của chương trình.
Trong cửa sổ Cas có những chế độ làm việc nào? 
Trong chế độ tính toán chính xác với số các số sẽ được hiển thị như thế nào?
Trong chế độ tính toán gần đúng với số các số được hiển thị như thế nào?
Để làm việc với chế độ tính toán gần đúng ta thực hiện những thao tác nào?
b.Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động nhóm
HS quan sát trả lời
c. Học sinh báo cáo kết quả học tập
Đại diện nhóm báo cáo
d.Giáo viện đánh giá kết quả thực 
hiện và chốt lại nhận xét.
Trong cửa sổ Cas có hai chế độ tính toán: chính xác và gần đúng
Chế độ tính toán chính xác với số. Các tính toán với số sẽ được thể hiển chính xác bằng phân số và căn thức
Chế độ tính toán gần đúng với số. Trong chế độ này, các tính toán với số sẽ được thể hiện theo số thập phân đã được lấy xấp xỉ gần đúng nhất, không hiện căn thức.
Để làm việc với chế độ tính toán gần đúng:
- Nháy chuột vào nút .
- Chọn lệnh Các tùy chọn --> Làm tròn
- Chọn số chữ thập phân sau dấu chấm.
Ví dụ: 
Hoạt động 2: Tính toán với biểu thức đại số, đơn thức, đa thức: (22’)
- GV: nêu 2 cách: các bước và làm mẫu
Cách 1:
Cách 2: 
- Học sinh chú ý quan sát, lắng nghe
- GV: trình chiếu danh sách tên một số hàm
- HS: thực hành 
2: Tính toán với biểu thức đại số, đơn thức, đa thức 
Tính toán mở rộng với các biểu thức chứa chữ (biểu thức đại số hay đa thức)
Với đa thức nên sử dụng các chữ x, y, z ... để thể hiện tên các biến.
- Khi tính toán với đa thức nên chọn chế độ tính toán chính xác.
- Nhập trực tiếp trên dòng lệnh của cửa sổ CAS 
Ví dụ: 
- Có thể nhập trực tiếp đa thức hoặc định nghĩa chúng như một đối tượng toán học 
Một đối tượng mới A(x) được tạo ra.
- Có thể tính các giá trị cụ thể của đa thức trên.
Ví dụ:
P(x,y):=x^2+x*y, Q(x):=2x^2+x-1
3. Luyện tập, củng cố (2’):
	- GV khái quát nội dung bài học.
- Lưu ý HS các cách nhập lệnh, kí hiệu các phép toán trong công thức khi nhập lệnh.
4. Hoạt động tiếp nối (1’):
	- GV nhận xét giờ học.
	- HD HS về nhà học bài, làm bài tập SGK.- Nghiên cứu kĩ nội dung đã học, nắm chắc cú pháp các lệnh Symplify, Plot chuẩn bị giờ sau thực hành Vẽ đồ thị đơn giản, Tính toán các biểu thức đơn giản.
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá: Kết hợp trong giờ
.............................................................................................................................................................
Tiết 30:
PHẦN MỀM HỌC TẬP: HỌC ĐẠI SỐ VỚI GEOGEBRA(T2)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:HS nêu được cách khởi động phần mềm, màn hình làm việc chính của phần mềm.
2.Kĩ năng: HS sử dụng được các lệnh để tính toán các biểu thức đơn giản và vẽ đồ thị đơn giản.
Vận dụng được các tính năng của phần mềm trong việc học tập và giải toán trong chương trình học trên lớp của mình.
3.Thái độ: Rèn ý thức học tập nghiêm túc và sử dụng máy tính đúng mục đích.
4. Năng lực hướng tới: 
- Năng lực sử dụng CNTT: Học sinh sử dụng máy tính mở chương trình 
- Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu Sgk và tự thực hành trên máy
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tự thực hành và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hành
- Năng lực giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp với thầy, cô giáo, các bạn trong nhóm
- Năng lực hợp tác: Học sinh cùng hợp tác làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Phương pháp : Nêu VĐ, gợi mở, dạy học nhóm, kĩ thuật công não	
2. Chuẩn bị của GV: Phòng máy vi tính, (Projector), bài tập mẫu, phiếu học tập.
3. Chuẩn bị của HS: SGK, đồ dùng học tập, các kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Tổ chức(1’): 	
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
7A
7B
7C
7D
* Kiểm tra (4’): Em hãy nêu các thành phần chính trên cửa sổ làm việc chính của phần mềm GEOGEBRA, ý nghĩa của từng thành phần?
* Bài mới: 	
1. Giới thiệu bài học (1’): Trong giờ học trước chúng ta đã làm quen với phần mềm Toolkitmath. Trong giờ này chúng ta sẽ đi thực hành một số nội dung của phần mềm này.
2. Dạy học bài mới(37’)
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Khởi động phần mềm: (5’)
GV giới thiệu bài, phân máy cho HS, nêu yêu cầu giờ học.
- HS ổn định Tổ chức(1’), nghe GV giới thiệu bài
? Muốn khởi động phần mềm GEOGEBRA ta làm thế nào?
Em hãy khởi động phần mềm GEOGEBRA, 
quan sát, phân biệt các thành phần trên cửa sổ làm việc của phần mềm và chức năng của từng thành phần.
Hoạt động 2: Thực hành: (32’)
a.Giao nhiệm vụ học tập :
HS khởi động phần mềm, thực hiện các thao tác theo yêu cầu của GV.
GV đưa ra một số biểu thức đại số đơn giản, yêu cầu HS lớp thực hiện tính toán.
? Để tính giá trị các biểu thức ta sử dụng lệnh gì? Nêu cú pháp lệnh? Em hãy tính toán các biểu thức đại số đơn giản sau bằng cách nhập lệnh từ cửa sổ dòng lệnh và bằng thanh bảng chọn.
b.Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động nhóm thực hiện tính giá trị các biểu thức bằng cách nhập lệnh từ cửa sổ dòng lệnh.
c. Học sinh báo cáo kết quả học tập
Đại diện nhóm báo cáo
d.Giáo viện đánh giá kết quả thực 
hiện và chốt lại nhận xét. 
1. Tính giá trị các biểu thức sau:
a, 0,24.(-15/4);
b, 
c, 4,8+3,4+0,7
d, 23 +32.25- 54:(22+5)
2. Tính tổng hai đa thức P(x) + Q(x) biết:
P(x) = x2y – 2xy2 + 5xy + 3
Q(x) = 3xy2 + 5x2y – 7xy + 2
3. Luyện tập, củng cố(1’):
	- GV nhận xét giờ thực hành, nêu những ưu và nhược điểm của HS, khen những em có ý thức học tập tốt" Rút kinh nghiệm giờ học.
4. Hoạt động tiếp nối (1’):
	- HD HS về nhà học bài, ghi nhớ các thao tác đã học. 
	- Đọc trước nội dung còn lại trong bài, chuẩn bị giờ sau học tiếp.
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá: 
Ngày tháng 12 năm 2017
Duyệt của TCM
Đặng Thị Xuân Cảnh
Tiết 31:
PHẦN MỀM HỌC TẬP: HỌC ĐẠI SỐ VỚI GEOGEBRA(T3)
I. MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: HS tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng phần mềm Học toán với GEOGEBRA	2.Kĩ năng: Sử dụng được các lệnh tính toán nâng cao để tính giá trị biểu thức đại số, tính toán với đa thức, giải phương trình đại số...
Thực hiện được các chức năng: lệnh xoá thông tin, lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị. 
3.Thái độ: Vận dụng được các tính năng của phần mềm trong việc học tập và giải toán. 
4. Năng lực hướng tới: 
- Năng lực sử dụng CNTT: Học sinh sử dụng máy tính mở chương trình 
- Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu Sgk và tự thực hành trên máy
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tự thực hành và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hành
- Năng lực giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp với thầy, cô giáo, các bạn trong nhóm
- Năng lực hợp tác: Học sinh cùng hợp tác làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Phương pháp : Nêu VĐ, gợi mở, dạy học nhóm, kĩ thuật công não	
2. Chuẩn bị của GV: Phòng máy vi tính, (Projector), bài tập mẫu, phiếu học tập.
3. Chuẩn bị của HS: SGK, đồ dùng học tập, các kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Tổ chức(1’): 	
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
7A
7B
7C
* Kiểm tra (3’): Nêu một số tính lệnh tính toán đơn giản và vẽ đồ thị đơn giản.?	
* Bài mới: 	
1. Giới thiệu bài học (1’) : Trong tiết trước chúng ta đã làm quen với phần mềm GEOGEBRA và một số lệnh tính toán đơn giản. Trong tiết này chúng ta sẽ đi làm quen với các lệnh tính toán nâng cao và một số chức năng chính của phần mềm.	 
2. Dạy học bài mới(’)
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Các lệnh tính toán nâng cao:
Hoạt động khởi động
GV giới thiệu chuyển tiếp bài
- HS chú ý nghe GV giới thiệu bài.
? Để tính giá trị các biểu thức đơn giản ta sử dụng lệnh gì? Nêu cú pháp lệnh?
- HS trả lời câu hỏi phát vấn của GV.
Hoạt động hình thành kiến thức + Hoạt động luyện tập
? Muốn thực hiện các tính toán phức tạp với các loại biểu thức đại số khác nhau ta sử dụng lệnh gì? Cách thực hiện như thế nào?
- HS tự nghiên cứu SGK và đưa ra phương án trả lời.
GV giới thiệu lệnh Simplify: 
GV sử dụng máy chiếu đưa ra ví dụ:
GV làm mẫu HD HS thực hiện các thao tác nhập lệnh tại cửa sổ dòng lệnh" yêu cầu một HS lên bảng thực hiện nhập lệnh để tính kết quả. 
- HS nghe và quan sát" hiểu được cách sử dụng phần mềm để tính toán các loại biểu thức đại số phức tạp khác nhau" lên bảng thực hiện các thao tác GV vừa trình bày" HS lớp thao tác trên máy. 
? Muốn thực hiện các phép toán trên đơn thức và đa thức ta sử dụng lệnh gì? Nêu cú pháp lệnh?
- HS tự nghiên cứu và đưa ra phương án trả lời
GV: Phần mềm còn thực hiện được các phép toán trên đơn thức và đa thức bằng cách sử dụng lệnh Expand. 
GV làm mẫu" HD HS thực hiện các phép toán cộng, trừ và nhân đa thức sau:
1. Expand (3*x^2+x-1)+(4*x^2-4*x+5)
2. Expand (x+1)*(x-1)
* GV giới thiệu: Cách thực hiện lệnh expand từ thanh bảng chọn. 
- HS nghe GV giới thiệu biết sử dụng lệnh Expand để thực hiện các phép toán trên đa thức.
GV HD HS thực hiện các phép tính từ thanh bảng chọn.
- HS thực hiện tính toán các phép tính từ thanh bảng chọn.
? Để tìm nghiệm của một đa thức ta sử dụng lệnh gì? Nêu cú pháp lệnh?
- HS tự nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi phát vấn của GV.
GV: Để tìm nghiệm của một đa thức (hay còn gọi là giải phương trình đại số) ta sử dụng lệnh Solve
- HS nghe và ghi bài, biết sử dụng phần mềm để tìm nghiệm của một đa thức (Giải phương trình đại số).
GV làm mẫu HD HS thực hiện các thao tác nhập lệnh để tìm nghiệm của phương trình đại số:
VD: solve 2*x+1=0x
 solve x*x-1=0x
" yêu cầu một HS khá lên thực hiện lại các thao tác GV vừa trình bày.
HS lên bảng thực hiện.
* GV: Phần mềm có khả năng định nghĩa các đa thức. Chức năng này cho phép dùng các kí hiệu quen thuộc (VD: f, g,) để định nghĩa các đa thức mà em quan tâm. 
GV đưa ra VD: 
GV làm mẫu thực hiện tất cả các thao tác" GV đưa ra VD: make g(x) 2*x+1
 make f(x) 3*x-4
 graph f(x)
 graph f(x)*g(x)
yêu cầu cầu HS thao tác trên máy.
- HS nghe và quan sát, biết cách định nghĩa đa thức" thực hiện các thao tác trên máy.
* GV giới thiệu cách vẽ đồ thị của đa thức đã được định nghĩa.
- HS nghe và quan sát, biết sử dụng lệnh graph để vẽ đồ thị của một đa thức đã được định nghĩa, biết dùng lệnh Graph để vẽ nhiều dạng đồ thị khác nhau cùng phát sinh từ một hàm số đã định nghĩa trước.
- HS thực hiện các thao tác trên máy để giải bài tập" GV quan sát, nhận xét.
a. Biểu thức đại số:
Lệnh Simplify không những cho phép tính toán với các phép toán đơn giản, mà còn có thể thực hiện nhiều tính toán phức tạp với các loại biểu thức đại số khác nhau.
Ví dụ: Để tính giá trị biểu thức ta chỉ cần gõ tại cửa sổ dòng lệnh như sau:
Simplify (3/2+4/5)/(2/3-1/5)+17/20
Máy tính sẽ đưa ra kết quả:
Simplify (3/2+4/5)/(2/3-1/5)+17/20
Answer: 
b, Tính toán với đa thức:
Cú pháp: Expand 
VD: Để rút gọn một đơn thức: 2x2y.9x3y2
* Ta gõ từ cửa sổ dòng lệnh:
Expand (2*x^2*y)*(9*x^3*y^2)
Máy tính sẽ cho ta kết quả:
Expand (2*x^2*y)*(9*x^3*y^2)
Answer: 18.x5.y3
* Thực hiện lệnh expand từ thanh bảng chọn bằng cách:
+ Nháy chuột tại bảng chọn Algebra " chọn Expand.
+ Xuất hiện hộp thoại.
+ Gõ biểu thức đại số cần tính tại dòng Expression to Expand.
+ Nháy nút OK. Kết quả tính toán sẽ được thể hiện trong cửa sổ làm việc chính của phần mềm. 
* Thực hiện các phép tính sau từ thanh bảng chọn.
VD: Expand (1/2+3/4)*(1/3+5/7)^2
 Expand (x+2*y)^3
c, Giải phương trình đại số:
Cú pháp: Solve 
GV đưa ra ví dụ: để tìm nghiệm của phương trình 3x+1=0 ta thực hiện lệnh sau:
 Solve 3*x+1=0 x
kết quả sẽ thể hiện trên cửa sổ làm việc chính:
Solve 3*x+1=0 x
Answer: 
d, Định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số:
Để định nghĩa một đa thức ta dùng lệnh Make với cú pháp sau:
Make 
Ví dụ: định nghĩa đa thức p(x) =3x-2 ta gõ từ cửa sổ dòng lệnh:
 Make p(x) 3*x-2
Sau lệnh trên, đa thức 3x-2 sẽ được định nghĩa thông qua tên gọi p(x).
VD: Ta có thể tính:
 Expand (x^2+1)*p(x)
 Answer: 3.x3-2.x2+3.x-2
* Khi một đa thức đã được định nghĩa thì ta có thể thực hiện lệnh graph để vẽ đồ thị của hàm số tương ứngvới đa thức này.
Graph p
* Có thể vẽ tiếp các đồ thị khác như sau:
Graph (x+1)*p
Như vậy lệnh graph có thể vẽ được nhiều dạng đồ thị khác nhau cùng phát sinh từ một hàm số đã định nghĩa trước.
* Có thể giải phương trình p(x)=0 bằng lệnh: solve p(x)=0 x
kết quả: solve p(x)=0 x
 answer: 
Hoạt động 2: Các chức năng khác:
Hoạt động khởi động
GV giới thiệu cách gõ và thực hiện các lệnh trên cửa sổ dòng lệnh.
- HS nghe và ghi nhớ, biết cách gõ và thực hiện các lệnh trên cửa sổ dòng lệnh. Biết sửa các lỗi chính tả khi gõ sai, biết quay lại các lệnh đã nhập trước
Hoạt động hình thành kiến thức + Hoạt động luyện tập
? Để xoá toàn bộ thông tin hiện đang có trên cửa sổ vẽ đồ thị hiện thời ta sử dụng lệnh gì?
- HS tự nghiên cứu và trả lời câu hỏi phát vấn của GV" thực hiện xoá thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị.
? Để đặt nét vẽ đồ thị ta sử dụng lệnh gì? 
- HS tự nghiên cứu và trả lời" thực hiện đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị.
GV sử dụng máy chiếu đưa ra bảng các màu sắc qui định dùng các từ tiếng anh để giới thiệu cho HS.
- HS quan sát, biết một số từ tiếng Anh qui định các màu sắc cơ bản.
GV làm mẫu " yêu cầu HS thực hiện lại các thao tác GV vừa trình bày.
- HS thực hiện các thao tác trên máy.
Hoạt động vận dụng: HS làm thêm một số bài tập trong SBT
a, Làm việc trên cửa sổ dòng lệnh:
Cửa sổ dòng lệnh là nơi gõ và thực hiện các lệnh.
+ Trong khi gõ lệnh ta có thể di chuyển con trỏ soạn thảo để sửa các lỗi chính tả.
+ Nếu gõ lệnh đúng thì lệnh sẽ được thực hiện và kết quả hiện ngay trên cửa sổ làm việc chính. Ngược lại nếu gõ lệnh sai thì phần mềm sẽ hiện thông báo để khắc phục.
+ Muốn quay lại các lệnh đã nhập trước, ta sử dụng các phím điều khiển lên, xuống các lệnh đã gõ trước sẽ hiện ra và ta chỉnh sửa lại để thực hiện như lệnh mới.
b, Lệnh xoá thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị:
Để xoá toàn bộ thông tin hiện đang có trên cửa sổ vẽ đồ thị hiện thời ta thực hiện lệnh: Clear
c, Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị:
+ Để đặt nét vẽ đồ thị ta dùng lệnh Penwidth
VD: Penwidth3: đặt nét bút vẽ có độ dày là 3
+ Để đặt màu thể hiện đồ thị ta dùng lệnh: Pencolor
VD: Pencolor red: màu đỏ
3. Luyện tập, củng cố (1’):
	- GV khái quát nội dung bài học, nhắc lại một số cú pháp lệnh cơ bản khi thực hiện các lệnh tính toán nâng cao.
4. Hoạt động tiếp nối (1’):
	- GV nhận xét giờ học.
	- HD HS về nhà học bài, làm bài tập SGK, SBT.
	- Học kĩ các nội dung đã học trong bài, chuẩn bị giờ sau thực hành.
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá: Kết hợp trong giờ.
Tiết 32:
PHẦN MỀM HỌC TẬP: HỌC ĐẠI SỐ VỚI GEOGEBRA(T4) 
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS thực hành sử dụng phần mềm Học toán với GEOGEBRA	
2.Kĩ năng: Sử dụng được các lệnh tính toán nâng cao để tính giá trị biểu thức đại số, tính toán với đa thức, giải phương trình đại số...
Thực hiện được các chức năng: xoá thông tin, đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị. 
3.Thái độ: Vận dụng được các tính năng của phần mềm trong việc học tập và giải quyết các bài toán từ đơn giản đến phức tạp hỗ trợ cho việc học tập hàng ngày của mình.
4. Năng lực hướng tới: 
- Năng lực sử dụng CNTT: Học sinh sử dụng máy tính mở chương trình 
- Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu Sgk và tự thực hành trên máy
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tự thực hành và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hành
- Năng lực giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp với thầy, cô giáo, các bạn trong nhóm
- Năng lực hợp tác: Học sinh cùng hợp tác làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Phương pháp : Nêu VĐ, gợi mở, dạy học nhóm, kĩ thuật công não	
2. Chuẩn bị của GV: Phòng máy vi tính, (Projector), bài tập mẫu, phiếu học tập.
3. Chuẩn bị của HS: SGK, đồ dùng học tập, các kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Tổ chức(1’):	
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
7A
7B
7C
* Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong giờ
* Bài mới: 
	1. Giới thiệu bài học (1’): Học luôn phải gắn đôi với hành. Tiết này chúng ta sẽ đi thực hành các nội dung đã học trong tiết trước.
2. Dạy học bài mới(40’)
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động khởi động
GV giới thiệu phân máy cho HS, nêu yêu cầu giờ học.
- HS ổn định Tổ chức(1’), hoạt động nhóm (3em/1máy) lần lượt thực hiện các bài tập thực hành theo yêu cầu của GV.
Hoạt động hình thành kiến thức + Hoạt động luyện tập
? Muốn thực hiện các tính toán phức tạp với các loại biểu thức đại số khác nhau ta sử dụng lệnh gì? 
- HS trả lời các câu hỏi phát vấn của GV
- HS khởi động phần mềm" HS hoạt động nhóm thực hiện tính giá trị các biểu thức bằng cách nhập lệnh từ cửa sổ dòng lệnh và bằng thanh bảng chọn 
GV quan sát, HD, sửa sai cho HS, nhận xét, đánh giá. 
GV đưa ra nội dung bài tập 2
? Muốn thực hiện các phép toán trên đơn thức và đa thức ta sử dụng lệnh gì? Nêu cú pháp lệnh?
- HS trả lời các câu hỏi phát vấn của GV
- HS hoạt động nhóm (3em/1máy) thực hiện các phép toán cộng, trừ và nhân đa thức theo yêu cầu của GV
- GV quan sát HS thực hiện, kiểm tra trực tiếp một vài em, nhận xét, đánh giá, cho điểm những em có ý thức học tập tốt.
? Để tìm nghiệm của một đa thức ta sử dụng lệnh gì? Nêu cú pháp lệnh?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi" hoạt động nhóm (3em/1máy) thực hiện giải các phương trình đại số đơn giản theo yêu cầu của GV
- GV quan sát, sửa sai cho HS, kiểm tra trực tiếp một vài em, nhận xét, đánh giá, cho điểm.
GV đưa ra nội dung bài tập 4
- HS lần lượt thực hiện định nghĩa các đa thức và vẽ đồ thị hàm số tương ứng theo yêu cầu của GV.
Hoạt động vận dụng: HS luyện tập thêm một số bài tập trong SBT
Thực hành:
1. Em hãy sử dụng phần mềm GEOGEBRA để tính giá trị các biểu thức sau:
a, x3.y4 + 2x3y4
b, 3.215.162 – 5. 22+ 43
c, 38.71 – 42.18 + 19.45
d, 612+[(3+17)-(4+5):3].2
e, 630:{15+[(17-12).2+5]}
2. Thực hiện các phép toán cộng, trừ và nhân đa thức:
 a, (6x2+x-1)+(4x3- 3x2+15)
 b, (x2+2x+1).(x+1)
 c, (3.215.162) – (5. 22). (210)2
d. Tính tổng hai đa thức P(x)+Q(x), biết:
 P(x)= x2y-2xy2+5xy+3;
 Q(x)= 3xy2+5x2y-7xy+2
3. Em hãy tìm nghiệm của phương trình sau:
 a, 4x+2=0
 b, x2+2x+1=0
 c, x2 -1=0
 d, 2x2+3x+4= 0
4. Em hãy định nghĩa các đa thức sau: 
 f(x)=2x+5
 g(x)=3x-4
 h(x)=4x+2
- Vẽ đồ thị của hàm số tương ứng với các đa thức này.
Ngày 03 tháng 12 năm 2016
Duyệt của TCM
Đặng Thị Xuân Cảnh
3. Luyện tập, củng cố(2’):
	- GV nhận xét giờ thực hành, nêu những ưu và nhược điểm của HS, khen những em có ý thức học tập tốt " Rút kinh nghiệm giờ học.
4. Hoạt động tiếp nối (1’):
- HD HS về nhà học bài, ghi nhớ các thao tác đã học. 
- Đọc trước nội dung còn lại trong bài, chuẩn bị giờ sau học tiếp.
- Ôn tập các nội dung đã học ở học kì II. Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết giữa kì.
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá: Kết hợp trong giờ

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai doc them 3 Hoc ve hinh hinh hoc dong voi GeoGebra_12228092.docx