A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Biết cách xoá sao chép và di chuyển phần văn bản.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng sự hiểu biết đó vào thực hiện soạn thảo văn bản trên máy tính.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính kiên trì và khả năng sáng tạo trong học tập.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, minh hoạ.
- Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét.
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bài giảng truyền thống, bài giảng điện tử, Sơ đồ logic nội dung
- Máy tính, Projector
GIÁO ÁN Tiết: 44 Bài 15. chØnh söa v¨n b¶n Người dạy: Trần Quốc Nhân Ngày soạn: 10/03/2011 Lớp: 6C A. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức: - Biết cách xoá sao chép và di chuyển phần văn bản. 2. Kỹ năng: - Vận dụng sự hiểu biết đó vào thực hiện soạn thảo văn bản trên máy tính. 3. Thái độ: - Rèn luyện tính kiên trì và khả năng sáng tạo trong học tập. B. PHƯƠNG PHÁP - Thuyết trình, minh hoạ. - Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét. C. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bài giảng truyền thống, bài giảng điện tử, Sơ đồ logic nội dung - Máy tính, Projector 2. Học sinh: - SGK, vỡ, bút, thước kẻ D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I. Ổn định tổ chức (1') - Kiểm tra sĩ số và Ổn định chỗ ngồi của HS II. Kiểm tra bài cũ (4') Trình bày cách xoá một ký tự trong văn bản? Nêu nguyên tắc và trình bày các bước chọn một phần văn bản? III. Triển khai bài mới (30') Đặt vấn đề (2') Bài mới (28') Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Sao chép GV: Sao chép phần văn bản là thao tác như thế nào? HS: Quan sát sgk, suy nghĩ, thảo luận -> trả lời: GV: Để sao chép một phần văn bản em làm thế nào? HS: Quan sát sgk, suy nghĩ, thảo luận -> trả lời: GV: Trình bày ví dụ SGK để hs quan sát. HS: Chú ý quan sát, ghi nhận. 3. Sao chép - Sao chép phần văn bản là giữ nguyên phần văn bản đó ở vị trí gốc, đồng thời sao nội dung đó vào vị trí khác. -Bước 1: Chọn phần văn bản muốn sao chép và nháy nút Copy trên thanh công cụ (hoặc chọn lệnh Edit\ Copy hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C). Khi đó phần văn bản đã được lưu vào bộ nhớ. - Bước 2: Đưa con trỏ soạn thảo đến vị trí cần sao chép và nháy nút Paste trên thanh công cụ (hoặc chọn lệnh edit\paste hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V). Ví dụ: sgk * Lưu ý: Em có thể nháy nút copy một lần và nháy nút Paste nhiều lần để sao chép cùng nội dung vào nhiều vị trí khác nhau. Hoạt động 2: Di chuyển GV: Di chuyển một phần văn bản là thao tác như thế nào? HS: Suy nghĩ, thảo luận -> trả lời: GV: Trình bày các bước di chuyển nội dung ô tính? HS: Suy nghĩ, thảo luận -> trả lời: GV: Thao tác sao chép và di chuyển khác nhau ở chỗ nào. HS: Suy nghĩ, thảo luận -> trả lời: GV: Yêu cầu hs trình bày sự giống và khác nhau giữa sao chép và di chuyển? 4. Di chuyển - Di chuyển phần văn bản là sao chép phần văn bản đó sang vị trí mới đồng thời xoá phần văn bản ở vị trí gốc. - Chọn phần văn bản muốn di chuyển và nháy nút Cut trên thanh công cụ (hoặc chọn lệnh Edit\ Cut hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + X). Khi đó phần văn bản ở vị trí gốc bị xoá và nó đã được lưu vào bộ nhớ. - Đưa con trỏ soạn thảo đến vị trí cần di chuyển và nháy nút Paste trên thanh công cụ (hoặc chọn lệnh edit\paste hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V). * Giống: cùng tạo ra một phần văn bản giống phần văn bản cũ. * Khác: khi sao chép nội dung phần văn bản cũ ở vị trí gốc vẫn còn, khi sao chép phần văn bản cũ ở vị trí gốc bị xoá đi. Hoạt động 3: Ghi nhớ GV: Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ sgk -> rút ra những nội dung chính của bài học. Ghi nhớ Đọc ghi nhớ: - Cần phải chọn (đánh dấu) phần văn bản hay đối tượng trước khi thực hiện các thao tác có tác dụng đến chúng. - Có thể sử dụng các nút lệnh Copy, Cut, Paste để sao chép và di chuyển phần văn bản. IV. Cũng cố - GV hệ thống lại nội dung chính của tiết học và yêu cầu hs nhắc lại. - Đọc bài đọc thêm 7: Nhà xuất bản trên... bàn. - Trả lời các câu hỏi 2, 3, 4, 5 trong sgk. V. Dặn dò và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. - Học thuộc các khái niệm, trả lời câu hỏi 2, 3, 4, 5 trong SGK vào vở bài tập. - Đọc trước Bài thực hành 6 -> tiết sau thực hành.
Tài liệu đính kèm: