Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản - Ngô Định Đan Thư

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Nắm được các bước định dạng đoạn văn bản bằng nút lệnh và bằng hộp thoại paragraph

2. Kỹ năng:

• Vận dụng kiến thức đã học về định dạng đoạn văn bản để định dạng và biết cách trình bày đoạn văn bản hợp lý.

3. Thái độ:

• Rèn tính thẩm mỹ, nhanh nhẹn, óc quan sát.

• Yêu thích môn tin học hơn.

II. PHƯƠNG PHÁP

- Kết hợp các phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề .

IV. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Giáo án, Sgk, sách bài tập ( quyển 1).

- Máy chiếu, máy tính

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1705Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản - Ngô Định Đan Thư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/2/2013
Ngày dạy: 20/02/2013
Tiết 47 +48 Bài 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nắm được các bước định dạng đoạn văn bản bằng nút lệnh và bằng hộp thoại paragraph
Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức đã học về định dạng đoạn văn bản để định dạng và biết cách trình bày đoạn văn bản hợp lý.
Thái độ:
Rèn tính thẩm mỹ, nhanh nhẹn, óc quan sát. 
Yêu thích môn tin học hơn.
PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp các phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Giáo án, Sgk, sách bài tập ( quyển 1).
Máy chiếu, máy tính.
Học sinh
Học bài cũ: Định dạng văn bản
Xem bài mới: Định dạng đoạn văn bản
Chuẩn bị Sgk, sách bài tập, vở ghi và các đồ dùng học tập cần thiết.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp: yêu cầu lớp giữ trật tự, kiểm tra sỉ số.
Kiểm tra bài cũ : Mời một học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi sau: Nêu ý nghĩa của các nút lệnh được đánh số trên thanh công cụ sau:
Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Cho HS quan sát hai đoạn văn bản có nội dung giống nhau và yêu cầu học sinh nhận xét cách trình bày của hai đoạn văn bản. sau đó GV giới thiệu vào bài: “ ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN”
Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Gv mời 1 HS trả lời câu hỏi: Thế nào là định dạng đoạn văn bản. Sau đó GV hướng dẫn HS tới khái niệm
- mời 1 Hs phát biểu lại khái niệm Định dạng đoạn văn bản
Gv lưu ý cho học sinh: Khác với định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản tác động đến toàn bộ đoạn văn bản mà con trỏ soạn thảo đang ở đó. 
GV cho HS xem một số ví dụ Sgk/88 và 89
GV đặt vấn đề: Vậy làm thế nào để định dạng được đoạn văn bản như hình 88 và 89 SGK ? thì chúng ta tìm hiểu mục 2:Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn
Hhgh
- HS suy nghỉ
- HS phát biểu
Hs ghi bài vào vở
- Chăm chú lắng nghe và ghi chép bài
- HS quan sát ví dụ Sgk
1.Định dạng đoạn văn bản
- Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản :
Kiểu căn lề: trái, phải, giữa, đều hai bên.
Vị trí lề của cả đoạn văn so với toàn trang
Khoảng cách lề của dòng đầu tiên
Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới
Khoảng cách giữa các dòng trong văn bản
* Lưu ý: Khác với định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản tác động đến toàn bộ đoạn văn bản mà con trỏ soạn thảo đang ở đó. 
GV: Để định dạng đoạn văn bản bằng nút lệnh em làm thế nào?
Gv hướng dẫn các bước định dạng bằng nút lệnh 
Mời 1 Hs phát biểu lại các bước thực hiện.
Gv lưu ý cho học sinh:
Nếu Thanh công cụ định dạng không hiển thị trên cửa sổ thì chúng ta có thể cho nó hiện ra bằng cách: 
Vào bảng chọn View à Toolbars à Formatting
(Đối với các thanh công cụ khác thực hiện tương tự: View à Toolbars à “tên thanh công cụ”)
- Hs suy nghỉ trả lời
- Hs quan sát và theo dõi
-1 Hs phát biểu và cả lớp chép bài vào vở.
- HS theo dõi và ghi bài
2.Sử dụng các nút lệnh để định 
dạng đoạn văn: 
Để thực hiện định dạng đoạn văn: 
- Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần định dạng (chỉ cần đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản).
- Bước 2: Nháy chuột chọn sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
Căn lề:
Thay đổi lề cả đoạn văn bản.
Khoảng cách dòng trong đoạn văn bản:
** Lưu ý: Nếu Thanh công cụ định dạng không hiển thị trên cửa sổ thì chúng ta có thể cho nó hiện ra bằng cách: 
Vào bảng chọn View à Toolbars à Formatting
 (Đối với các thanh công cụ khác thực hiện tương tự: View à Toolbars à “tên thanh công cụ”)
Gv cho Hs xem hộp thoại paragraph và hướng dẫn HS cách mở hộp thoại.
Gv giải thích các tính chất định dạng trong hộp thoại paragraph;
GV: yêu cầu Hs chỉ ra các lựa chọn định dạng đoạn văn trên hộp thoại paragraph tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng?
- HS quan sát theo dõi Gv thực hiện
- HS ghi bài vào vở
- HS trả lời:
Trên hộp thoại Paragraph có các lựa chọn định dạng đoạn văn tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ. Đó là:
 + Căn lề
 + Khoảng cách lề
 + Khoảng cách giữa các dòng
3. Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph:
- Cách mở hộp thoại paragraph:
Đặt con trỏ soạn thảo vào đoạn văn cần định dạng và mở hộp thoại Paragraph bằng lệnh Format ® Paragraph
- các bước để định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại paragraph:
Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần định dạng (chỉ cần đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản)
Bước 2: Vào bảng chọn Format à Paragraph 
è xuất hiện hộp thoại paragraph
Bước 3: Tùy chọn các mục trong hộp thoại để định dạng rồi nháy OK
l Các tính chất định dạng trên hộp thoại Paragraph:
+ Hộp Alignment: Căn lề
+ Hộp Indentation: Khoảng cách lề.
+ Hộp Spacing: Khoảng cách giữa các đoạn văn trên và dưới
+ Hộp Special: thụt lề dòng đầu
+ Hộp Line Spacing: khoảng cách giữa các dòng
CŨNG CỐ: 
Bài 1:
- Muốn định dạng thay đổi khoảng cách dòng của đoạn văn em dùng nút lệnh nào sau đây?
 A. B. C. D.
Bài 2:
- Hãy điền tác dụng định dạng đoạn văn của các nút lệnh sau:
+ Nút dùng để:..
+ Nút dùng để:..
+ Nút dùng để:..
+ Nút dùng để:	
DẶN DÒ VỀ NHÀ:
Ôn tập bài học hôm nay;
Làm các bài tập trong SGK/91;
Chuẩn bị trước bài thực hành 7: “Em tập trình bày văn bản”.
RÚT KINH NGHIỆM
..
..
..
---------------------------@&?---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Định dạng đoạn văn bản - Ngô Định Đan Thư.doc