I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được một số khả năng trình bày trang văn bản của hệ soạn thảo văn bản: Chọn hướng trang in, đặt lề trang văn bản.
2. Kỉ năng : Nêu được các thao tác để chọn hướng trang in và đặt lề trang.
3. Thái độ : Tính chuẩn mực và thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đồ dùng học tập, tập vở, bút, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp (1’) Kiểm tra sĩ số lớp, số học sinh vắng mặt.
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút )
Bài 18: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được một số khả năng trình bày trang văn bản của hệ soạn thảo văn bản: Chọn hướng trang in, đặt lề trang văn bản. 2. Kỉ năng : Nêu được các thao tác để chọn hướng trang in và đặt lề trang. 3. Thái độ : Tính chuẩn mực và thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đồ dùng học tập, tập vở, bút, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp (1’) Kiểm tra sĩ số lớp, số học sinh vắng mặt. 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút ) Câu hỏi của GV Trả lời GV: Treo một đoạn văn bản chưa định dạng, HS định dạng đoạn văn bản với các nút lệnh hợp lý? Cuối cùng treo bảng phụ đã đoạn văn đã định dạng. GV: Nêu tác dụng của các nút lệnh sau đây và các thao tác thực hiện chúng: Nút B dùng để định dạng kiểu chữ .. Nút I dùng để định dạng kiểu chữ ... Nút U dùng để định dạng kiểu chữ.. Nút dùng để Nút dùng để Nút dùng để .. Nút dùng để. Nút dùng để . Nút dùng để Nút dùng để ... HS1: Căn giữa, căn thẳng lề trái, căn thẳng lề phải, căn thẳng hai lề, cả đoạn văn thụt lề. HS2: Nút B dùng để định dạng kiểu chữ in đậm. Nút I dùng để định dạng kiểu chữ in nghiêng. Nút U dùng để định dạng kiểu chữ gạch chân. Nút dùng để căn thẳng lề trái. Nút dùng để căn giữa. Nút dùng để căn thẳng lề phải. Nút dùng để căn thẳng hai lề. Nút dùng để tạo khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn bản. Nút dùng để giảm mức thụt lề trái. Nút dùng để tăng mức thụt lề trái. 3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài (1’) Các em đã học định dạng kí tự, định dạng đoạn văn, như thế cách trình bày văn bản đã phù hợp với khổ giấy hay chưa? Hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu Bài 18: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN. b. Tiến trình: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 17’ Hoạt động 1: 1. Trình bày trang văn bản: GV: GV treo bảng phụ phóng to của hình trang 94 sgk (một bản in hướng thẳng đứng, một trang in theo hướng nằm ngang). Yêu cầu HS nhận xét? GV: Đúng rồi. Có trang thẳng đứng và trang nằm ngang. HS: Chú ý quan sát hình vẽ và nhận xét: Trang thẳng đứng, trang nằm ngang. HS: Lắng nghe. GV: Nhìn vào hai đoạn văn trên: Theo các em ngoài cách chọn hướng trang, để trình bày trang văn bản cần phải làm gì nữa? GV: Chỉ vào văn bản, theo em lề trang ở đâu? Gồm những lề nào? GV: Gọi HS nhận xét ? GV: Như vậy, đặt lề trang gồm có : Lề trái, lề phải, lề trên và lề dưới. GV: Yêu cầu HS đọc lưu ý? GV: Treo một văn bản có đoạn văn thò ra ngoài lề trang nhưng khoảng cách lề vẫn cố định. Yêu cầu HS nhận xét? GV: Đúng rồi. Dựa vào đoạn văn trên giải thích lưu ý: Đây là lề trang và đây là lề đoạn văn. Lề đoạn văn được tính từ lề trang và có thể “thò” ra ngoài lề trang. GV: Nêu thao tác đầu tiên để định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản? GV: Đối với trang văn bản có cần thao tác này không? GV: Việc trình bày trang có tác dụng đến mọi trang của văn bản. Nên đầu tiên ta phải chọn hướng trang và đặt lề trang sao cho phù hợp nhất. Chúng ta qua phần 2. Chọn hướng trang và đặt lề trang: HS: Đặt lề trang. HS: Lề trang ở xung quanh đoạn văn bản. Gồm: Lề trái, lề phải, lề trên và lề dưới. HS: Nhận xét. HS: Đọc lưu ý: Lưu ý: Đừng nhầm lẫn lề trang với lề đoạn văn. Lề đoạn văn được tính từ lề trang và có thể “thò”ra ngoài lề trang. HS: Quan sát văn bản và nhận xét: Đoạn văn thò ra ngoài lề trang nhưng lề trang vẫn cố định. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Chọn phần văn bản cần định dạng. HS: Chỉ cần mở trang văn bản. HS: Nghe giảng. 1. Trình bày trang văn bản: Các yêu cầu cơ bản khi trình bày văn bản là: Chọn hướng trang: trang thẳng đứng và trang nằm. Đặt lề trang: lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải của trang. Lưu ý: Đừng nhầm lẫn lề trang với lề đoạn văn “ lề đoạn văn được tính từ lề trang và có thể “thò”ra ngoài lề trang. 15’ Hoạt động 2: Chọn hướng trang và đặt lề. GV: Cho 5’ HS nghiên cứu bảng phụ hộp thoại Page Setup và trả lời các câu hỏi: 1. Để trình bày trang văn bản ta làm thế nào? 2. Tìm hiểu trang Margins với 2 mục: + Margins. + Orientation. 3. Các thao tác thực hiện chọn hướng trang và đặt lề trang? GV: Gọi HS trả lời? GV: Yêu cầu HS đọc lưu ý? GV: Ở trang Priview cho chúng ta xem hình minh họa để thấy ngay tác dụng. GV: Sau đó em nhấn OK các lệnh được thực hiện. HS: 1. Để trình bày trang văn bản chọn lệnh File chọn Page Setup để mở hộp thoại Page Setup, sau đó chọn trang Margins. 2. + Mục Margins có: -Top: lề trên -Left: lề trái -Bottom: lề dưới. -Right: lề phải. + Mục Orientation có: Portrait: hướng thẳng đứng. Landscape: hướng nằm ngang. 3. Thực hiện: * Chọn ô Portrait (Đứng) hoặc Landscape (Nằm ngang) để đặt trang theo chiều đứng hoặc theo chiều nằm ngang. * Nháy nút bên phải các ô: Top (Trên) để đặt lề trên; Bottom (Dưới) để đặt lề dưới; Left (Trái) để đặt lề trái và Right (Phải) để đặt lề phải. HS: Đọc lưu ý: Lưu ý: Khi thao tác trên hộp thoại, em có thể xem hình minh họa ở góc đưới bên phải hộp thoại để thấy ngay tác dụng. HS: Quan sát. HS: Lắng nghe. 2. Chọn hướng trang và đặt lề: Để trình bày trang văn bản, em chọn lệnh File → Page Setup để mở hộp thoại Page Setup. Sau đó chọn trang Margins và thực hiện: - Portrait: hướng thẳng đứng. - Landscape: hướng nằm ngang. - Top: lề trên. - Bottom: lề dưới. - Left: lề trái. - Right: lề phải. Lưu ý: Khi thao tác trên hộp thoại, em có thể xem hình minh họa ở góc đưới bên phải hộp thoại để thấy ngay tác dụng. 5’ Hoạt động 4: Củng cố: GV: Cho HS làm bài tập 1, 2, 3 trang SGK : 1. Nêu sự khác biệt của lề trang văn bản và lề đoạn văn bản? 2. Hãy liệt kê một vài lệnh trình bày trang văn bản đơn giản? 3. Một văn bản đã được trình bày với trang nằm ngang. Em có thể đặt lại văn bản đó theo hướng trang đứng được không? Nếu được thì cần thực hiện các thao tác nào? HS: 1. Lề trang Lề đoạn văn Cố định do người dùng chọn. Lề đoạn văn tính từ lề trang và có thể “thò” ra ngoài lề trang. 2. Portrait: hướng thẳng đứng. Landscape: hướng nằm ngang. Top: lề trên. Bottom: lề dưới. Left: lề trái. Right: lề phải. 3. Được. Mở trang văn bảng đó, em chọn lệnh File → Page Setup để mở hộp thoại Page Setup. Sau đó chọn trang Margins và chọn Portrait (Đứng), sau đó nhấn OK. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1 phút ) Học thuộc ghi nhớ phần: Trình bày trang là gì? Đọc trước phần 3, In văn bản. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: