I - MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.
2.Kĩ năng:
- HS biết sử dụng một số hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính toán trên trang tính.
3.Thái độ:
TUầN 9 Tiết 17 Bài 4: sử dụng các hàm để tính toán NS: 28/ 09/2008 I - Mục tiêu: 1.Kiến thức: - HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán. 2.Kĩ năng: - HS biết sử dụng một số hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính toán trên trang tính. 3.Thái độ: - II - Chuẩn bị 1. Giáo viên: Phòng máy, giáo trình. 2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà. III - Phương pháp:Trình bày trực quan - Vấn đáp - Thực hành. IV - Tiến trình bài dạy A - Kiểm tra bài cũ ( 5’ ) ? Viết công thức tính trung bình cộng của các số sau: 24, 45, 76, 13 ĐVĐ: Ngoài cách tính trung bình công thông thường như trên, ta còn có thể sử dụng một số hàm có sẵn để tính được trung bình cộng, tính tổng. C - Bài mới ( 35’ ) HĐ của GV HĐ của HS Ghi Bảng GV: Giới thiệu về chức năng của Hàm cho HS hiểu. GV: Sử dụng tranh vẽ sẵn làm mẫu cho HS quan sát. GV: Lấy VD thực tế. GV: Lấy VD nhập số trực tiếp từ bàn phím. GV: Lấy VD nhập theo địa chỉ ô. - Yêu cầu HS làm thử trên máy của mình. GV: Chú ý cho HS cách nhập hàm như nhập công thức trên bảng tính. (Dấu – là ký tự bắt buộc) GV: Thao tác trên máy chiếu cho HS quan sát. HS: Nghe và ghi chép. HS: Thực hành trên máy. HS: Nghe và quan sát trên màn chiếu. 1. Hàm trong chương trình bảng tính - Hàm là công thức được định nghĩa từ trước. - Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức. Ví dụ1: Tính trung bình cộng của: 3 ,4, 5. C1: Tính theo công thức thông thường: =(3+4+5)/3 C2:Dùng hàm để tính: =AVERAGE(3,4,5) VD2: Tính trung bình cộng của 3 số trong các ô A1, A5, A6: =AVERAGE(A1,A5,A6) 2. Cách sử dụng hàm - Chọn ô cần nhập - Gõ dấu = - Gõ hàm theo đúng cú pháp - Gõ Enter. B- Củng cố ( 3’ ) ? Nêu cách sử dụng hàm đúng. ? Trong cách sử dụng hàm có gì giống với nhập công thức trên trang tính? C - Hướng dẫn về nhà ( 2’ ) - Thực hành (nếu có điều kiện) - Xem trước bài mới. Tiết 18 Bài 4: sử dụng các hàm để tính toán NS: 28/ 09 I - Mục tiêu - HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán. -HS biết sử dụng một số hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính toán trên trang tính. - Nghiêm túc khi sử dụng phong máy, có thái độ đúng đắn trong nhận thức về bộ môn. II - Chuẩn bị 1. Giáo viên: Phòng máy, giáo trình. 2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà. III - Phương pháp: Trình bày trực quan - Vấn đáp - Thực hành. IV - Tiến trình bài dạy A - Kiểm tra bài cũ ( 3’ ) HS1: Nêu cách sử dụng hàm? BT: Trong các chương trình bảng tính có công cụ để thực hện tính toán theo công thức được định nghĩa sẵn . Các công cụ đó chính là A. Định dạng B.chú thích C.Hàm D.Phương trình B - Bài mới ( 37’ ) HĐ của GV HĐ của HS Ghi Bảng GV: Giới thiệu một số hàm có trong bảng tính. GV: Để tính tổng ba số 12, 16 , 5 em thưc hiện như thế nào? Kết quả ? GV: Trường hợp ô A3 chứa số 6 , ô B3 chứa số 23 , ô C3 chứa số 3 , em sử dụng hàm Sum để tính tổng các số theo địa chỉ của chúng như thế nào? GV: Cách nhập hàm sau đây có đúng không? =SUM(A3,B3,3) GV: Lưu ý cho HS: Có thể tính tổng của các số hoặc tính theo địa chỉ ô hoặc có thể kết hợp cả số và địa chỉ ô. - Đặc biệt: Có thể sử dụng các khối ô trong công thức. (Các khối ô viết ngăn cách nhau bởi dấu “:”). GV: Nêu công thức tính tổng các số trong khối A3:B3? GV: yêu cầu các nhóm HS tự cho VD để tính theo cách các VD trên GV: Giới thiệu tên hàm và yêu cầu HS nêu cách thức nhập hàm , giới thiệu các biến? - Yêu cầu HS tự lấy VD thực hiện nhập số trực tiếp, nhập biến theo địa chỉ ô,theo khối ô. - Lấy VD minh hoạ và thực hành trên màn chiếu cho HS quan sát. - Yêu cầu một số HS tự lấy VD và thực hành trực tiếp trên máy của GV để cả lớp cùng theo dõi. GV Giới thiệu tên hàm và cách thức nhập hàm - Giới thiệu về các biến a,b,c trong các trường hợp. - Lấy VD minh hoạ và thực hành trên màn chiếu cho HS quan sát. - Yêu cầu HS tự lấy VD để thực hành. HS: lắng nghe HS nêu cách tính : =SUM(12,16,5) =SUM(A3,B3,C3) HS : Đúng HS: Tự lấy VD để thực hành. - HS lên bảng viết trên bảng HS thực hiện HS: tự lấy VD để thực hành. HS lần lượt lên bảng ghi các VD HS quan sát Hs thực hiện, cả lớp theo dõi - HS tự lấy VD để thực hành. 3. Một số hàm trong chương trình bảng tính a. Hàm tính tổng - Tên hàm: SUM - Cách nhập: =SUM(a,b,c,..) Trong đó a,b,c,.. là các biến có thể là các số, có thể là địa chỉ ô tính. ( số lượng các biến không hạn chế ). VD1: =SUM(12,16,5) cho kết quả là: 33. VD2: Giả sử ô A3 chứa số 6, ô B3 chứa số 23, ô C3 chứa số 3, khi đó: =SUM(A3,B3,C3) được KQ: 32 =SUM(A3,B3,3) được KQ: 37 VD3: Có thể sử dụng các khối ô trong công thức tính. =SUM(A3:C3)= A3+B3+C3 b. Hàm tính trung bình cộng - Tên hàm: AVERAGE - Cách nhập: =AVERAGE(a,b,c,.) Trong đó a,b,c,.. là các biến có thể là các số, có thể là địa chỉ ô tính. ( số lượng các biến không hạn chế ). VD1: =AVERGE(15,23,45) cho kết quả là: ( 15 + 23+ 45)/3. VD2: Có thể tính trung bình cộng theo địa chỉ ô. =AVERAGE(B1,B4,C3) VD3: Có thể kết hợp =AVERAGE(B2,5,C3) VD4: Có thể tính theo khối ô: =AVERAGE(A1:A5,B6)= (A1+A2+A3+A4+A5+B6)/6 c. Hàm xác định giá trị lớn nhất - Mục đích: Tìm giá trị lớn nhất trong một dãy số. - Tên hàm: MAX - Cách nhập: =MAX(a,b,c) d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất: - Mục đích: Tìm giá trị nhỏ nhất trong một dãy số. - Tên hàm: MIN - Cách nhập: =MIN(a,b,c,) C - Củng cố ( 3’ )- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi từ 1-3 ( SGK/Tr31) D - Hướng dẫn về nhà ( 2’ )- Thực hành lại trên máy tính nếu có điều kiện.
Tài liệu đính kèm: