Giáo án môn Tin học 7, kì II - Tiết 52: Học toán với toolkit math

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

* Hoạt động 1: - Học sinh biết cách sử dụng câu lệnh make để định nghĩa đa thức và sử dụng lệnh Graph để vẽ đồ thị đa thức và lệnh Solve để giải phương trình đã được định nghĩa.

 - Học sinh hiểu được sự cần thiết, ý nghĩa và một số chức năng định nghĩa đa thức.

* Hoạt động 2: - Học sinh biết them một số chức năng khác của phần mềm.

 - Học sinh hiểu được các chức năng này để thao tác, khai thác tốt phần mềm.

1.2 Kĩ năng:

• Hs thực hiện được:

- Học sinh thực hiện được sử dụng câu lệnh make để định nghĩa đa thức và sử dụng lệnh Graph để vẽ đồ thị đa thức và lệnh Solve để giải phương trình đã được định nghĩa; thao tác được với các chức năng khác của phần mềm

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 7, kì II - Tiết 52: Học toán với toolkit math", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 27 - Tiết 52
 Ngày dạy: 02/03/2015
HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
* Hoạt động 1: - Học sinh biết cách sử dụng câu lệnh make để định nghĩa đa thức và sử dụng lệnh Graph để vẽ đồ thị đa thức và lệnh Solve để giải phương trình đã được định nghĩa.
 - Học sinh hiểu được sự cần thiết, ý nghĩa và một số chức năng định nghĩa đa thức.
* Hoạt động 2: - Học sinh biết them một số chức năng khác của phần mềm.
 - Học sinh hiểu được các chức năng này để thao tác, khai thác tốt phần mềm.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được sử dụng câu lệnh make để định nghĩa đa thức và sử dụng lệnh Graph để vẽ đồ thị đa thức và lệnh Solve để giải phương trình đã được định nghĩa; thao tác được với các chức năng khác của phần mềm.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo việc sử dụng câu lệnh make để định nghĩa đa thức và sử dụng lệnh Graph để vẽ đồ thị đa thức và lệnh Solve để giải phương trình đã được định nghĩa; thao tác được với các chức năng khác của phần mềm.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số.
- Tìm hiểu các chức năng khác của phần mềm.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Phòng máy. ĐDDH. Phần mềm Tookit math hoạt động tốt.
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng: (3 phút)
 - Em hãy vẽ đồ thị hàm số : y = 4x + 5 
 - Giải phương trình : 7x + 21 = 0	
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1: Các lệnh tính toán nâng cao: (22’)
5.d. Định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số.
Gv: Em hiểu gì về chức năng định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số số?
(gợi ý: Chức năng này có tác dụng gì?)
Hs: Nghiên cứu sách, suy nghĩ trả lời
Gv: Vậy để định nghĩa một đa thức ta sẽ dùng lệnh nào?
Hs: Tìm hiểu và trả lời.
Gv: Lệnh tổng quát của nó là gì?
Hs: make 
Gv: Một em hảy lên thực hiện việc định nghĩa đa thức P(x) = 3 – 4x
Hs: Lên thực hiện. Hs khác nhận xét.
Gv: Yêu cầu định nghĩa đa thức:
 Q(x) = 5x - 3
Hs: Lên thực hiện.
Gv: Thông qua đa thức các em vừa định nghĩa các em lần lượt thực hiện các yêu cầu sau:
Tính : .
Giải phương trình 5x -3= 0.
Vẽ đồ thị của hàm số 5x -3.
Hs: Nghiên cứu Sgk, lên thực hiện.
Gv: Lệnh tính toán với đa thức và lệnh giải phương trình đại số tiết trước các em đã được học.
 Thầy muốn hỏi: Tiết trước các em dùng lệnh gì để vẽ đồ thị?
Hs: Trả lời (Lệnh Plot).
Gv: Vậy vừa rồi bạn đã sử dụng lệnh gì để vẽ?
Hs: Suy nghỉ trả lời.
Gv: Chính xác hóa
5.d. Định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số.
- Để định nghĩa một đa thức ta sử dụng lệnh:
 make 
Ví dụ: Để định nghĩa đa thức P(x) = 5x – 3 chúng ta gõ lệnh:
 make q(x) 5*x – 3
- Ta có thể thông qua tên gọi của đa thức được định nghĩa trước để thực hiện tính toán với đa thức, giải phương trình đại số và vẽ đồ thị hàm số liên quan đến đa thức được định nghĩa.
- Để vẽ đồ thị của hàm số tương ứng với đa thức đã được định nghĩa ta dùng lệnh: graph
 Ví dụ: Vẽ đồ thị hàm số của đa thức đã được định nghĩa trước đó ta gõ lệnh sau:
Graph q
Hoạt động 2: Các chức năng khá: (10’)
a. Làm việc trên cửa sổ dòng lệnh:
Gv: Các em đã được sử dụng cửa sổ dòng lệnh qua các lệnh đã được học. Một em có thể trả lời: Cửa sổ dòng lệnh có những ưu điểm nào?
Hs: Suy nghĩ trả lời.
Gv: Chính xác hóa
Hs: Ghi bài.
b. Lệnh xóa thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị.
Gv: Cho hs quan sát các đồ thị khác nhau trên cửa sổ vẽ đồ thị. Đặt ra vấn đề: Thầy muốn xóa toàn bộ thông tin hiện thời cửa sổ đang có. Ai giúp thầy?
Hs: Lên thực hiện. Cả lớp quan sát.
Gv: Bạn đã làm như thế nào?
Hs: Trả lời
Gv: Chính xác hóa.
Hs: Ghi bài.
c. Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị.
Gv: Cho hs quan sát đồ thị. Để nhìn rõ nét vẽ của đồ thị thầy phải làm gì? Làm như thế nào?
Hs: Lên thực hiện.
Gv: Bạn đã thực hiện như thế nào?
Hs: Trả lời
Gv: Chính xác hóa.
Gv: Giờ thầy muốn đồ thị của mình trong bắt mắt hơn, đẹp hơn ta phải làm thế nào?
Hs: Lên thực hiện.
Gv: Bạn đã làm như thế nào để được kết quả trên?
Hs: Suy nghĩ trả lời.
Gv: Chính xác hóa.
 Giới thiệu bảng màu
6. Các chức năng khác
a. Làm việc trên cửa sổ dòng lệnh.
 Cửa sổ dòng lệnh của phần mềm tuy chỉ có một dòng nhưng việc thực hiện các lệnh được tiến hành rất dễ dàng vì:
+ Di chuyển con trỏ soạn thảo để sửa các lỗi chính tả.
+ Nếu gõ đúng lệnh thì lệnh sẽ được thực hiện và kết quả hiện ngay trên cửa sổ chính. Nếu sai thì phần mềm thông báo lỗi.
+ Dùng các phím điều khiển lên, xuống để quay lại các lệnh đã nhập.
b. Lệnh xóa thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị.
- Muốn xóa toàn bộ thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị hiện thời, ta thực hiện lệnh: 
 Clear 
c. Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị.
 Để đặt nét vẽ đồ thị ta dùng lệnh:
 Penwidth 
Ví dụ: Muốn đặt nét vẽ có độ dày là 4. Ta có câu lệnh sau: Penwidth 4
 Để đặt màu thể hiện đồ thị ta dùng lệnh:
 Pencolor 
 Màu sắc được quy định dùng các từ tiếng Anh trong bảng sách giáo khoa( trang 118)
Ví dụ: Màu của đồ thị cần vẽ là màu xanh. Ta có câu lệnh sau: Pencolor blue
Tổng kết. (5 phút)
 Câu 1: Tính giá trị của biểu thức sau: 
 a. 
 b. 
 Câu 2: Vẽ đồ thị của hàm số sau:
 a. Y = 2x + 2.
 b. Y = 5 + 3x.
Hướng dẫn học tập. (3 phút)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. Làm bài tập a, b SGK (Trang 118).
- Về nhà thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện).
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước phần 5 để chuẩn bị cho tiết sau: 
 + Tìm hiểu lệnh Simplify; Expand và Solve
5. PHỤ LỤC.
----------˜˜&™™----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 52.doc