I. Mục tiêu.
1 .Kiến thức.
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường: Mặt phẳng nghiêng: chẳng hạn như tấm ván đặt nghiêng so với mặt nằm ngang, dốc,. Đòn bẩy: như búa nhổ đinh, kéo cắt giấy,. Ròng rọc: ví dụ như máy tời ở công trường xây dựng, ròng rọc kéo gầu nước giếng.
-Tác dụng của các máy cơ. Giúp con người di chuyển hoặc nâng các vật nặng dễ dàng hơn.
2. Kỹ năng:
- Biết làm thí nghiệm so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng.
- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.
3. Thái độ :
Yêu thích môn học, nghiêm túc trong học tập. Trung thực khi đọc kết quả đo và khi viết báo cáo thí nghiệm. hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
Ngày soạn: 08/12/2015 Ngày giảng: 10/12/2015 Tiết 15 –BÀI 13: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN. I. Mục tiêu. 1 .Kiến thức. - Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường: Mặt phẳng nghiêng: chẳng hạn như tấm ván đặt nghiêng so với mặt nằm ngang, dốc,... Đòn bẩy: như búa nhổ đinh, kéo cắt giấy,... Ròng rọc: ví dụ như máy tời ở công trường xây dựng, ròng rọc kéo gầu nước giếng. -Tác dụng của các máy cơ. Giúp con người di chuyển hoặc nâng các vật nặng dễ dàng hơn. 2. Kỹ năng: - Biết làm thí nghiệm so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng. - Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó. 3. Thái độ : Yêu thích môn học, nghiêm túc trong học tập. Trung thực khi đọc kết quả đo và khi viết báo cáo thí nghiệm. hợp tác trong mọi công việc của nhóm. 4.PTNL: Vận dụng( giải thích, dự đoán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn. Nhận ra ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử . II.Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh 1.chuẩn bị của GV: - Bài soạn ,SGK ,tài liệu -Máy chiếu - Phiếu học tập số1, số2. -2 lực kể có GHĐ từ 2 đến 5N; 1 quả nặng 2N, 1 giá đỡ ( Cho mỗi nhóm học sinh-03 nhóm) 2. chuẩn bị của HS : Đọc trước nội dung bài 13 – SGK. đồ dùng học tập . 3. PP: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. III. Tiến trình bài dạy 1.Ổn định lớp (1 phút): 2. Kiểm trabài cũ: 5’ (slide1). Câu 1. Trọng lực là gì? Trọng lực có phương, chiều như thế nào? Đơn vị của lực là gì? Dụng cụ dùng để đo lực là gì? -Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất ( từ trên xuống). -Đơn vị của lực là: Niu Tơn, kí hiệu : N -Dụng cụ dùng để đo lực là : Lực kế . Câu 2. Nêu công thức chỉ mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật, chỉ rõ đơn vị của các đại lượng trong công thức. P=10.m Trong đó: - P là trọng lượng, đơn vị là N ( niutơn) - m là khối lượng, đơn vị là kg. Đặt vấn đề vào bài: (1 phút) Hằng ngày ta thấycó những lúc cần phải đưa những vật nặng lên cao hoặc di chuyển vât nặngtừ vị trí này sang vị trí khác, vậy làm thế nào để thực hiện những việc này được dễ dàng?Ta nghiên cứu trong bài hôm nay. 3. Bài mới : Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ1: Đặt vấn đề (3’) GV: Chiếu hình 13.1, nêu vấn đề phần mở bài trong SGK. (slide2) HS: Quan sát, suy nghĩ tìm ra phương án giải quyết. HĐ2: Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng (12’). GV: Chiếu H13.2, (slide3) một phương án thông thường là kéo vật lên theo phương thẳng đứng, liệu rằng có thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật được không? HS: Cá nhân nêu dự đoán câu trả lời. GV: Để kiểm tra dự đoán đó ta cần phải làm gì? HS: Tiến hành TN kiểm tra dự đoán. GV: Tiến hành TN kiểm tra dự đoán đó thì cần những dụng cụ gì và làm TN như thế nào? (slide4) HS: Nêu dụng cụ cần thiết GV: Yêu cầu hs lên lấy dụng cụ TN và phiếu học tậpsố 1(Bảng 13.1) GV: Với các dụng cụ TN và phiếu học tậpsố 1(Bảng 13.1) Mục đích thí nghiệm là gì? HS:So sánh tổng lực kéo Fk quả nặng và trọng lượng của quả nặng P. (slide5) GV: Nêu các bước tiến hành TN như SGK. (slide 6+7) HS: Hoạt động nhóm tiến hành TN. GV: Theo dõi, nhắc nhở Hs điều chỉnh lực kế về vạch số 0, cách cầm lực kế để đo lực chính xác. HS: Ghi kết quả TN vào (Bảng 13.1) GV : Thu phiếu học tập của các nhóm Và trình chiếu HS : Các nhóm nhận xét chéo GV: Nhận xét bổ xung . GV: Y/c Hs trả lời câu C1. HS: Dựa vào kết quả TN trả lời. GV: Nhận xét bổ xung và kết luận. chiếu (slide8) GV: Nêu câu hỏi C2 . HS: Cá nhân hoàn thành C2. GV: Lưu ý từ “ít nhất bằng” bao hàm cả lớn hơn. GV: Nêu câu hỏi C3. chiếu (slide9) HS: Thảo luận theo nhóm bàn đưa ra câu trả lời. HS : Trả lời và bổ xung lẫn nhau. GV: Kết luận( Cần nhiều người ,dây đủ lớn và chắc, tư thế đứng không thuậnlợi. GV: Nêu vấn đề Ngoài ra còn có cách nào khác không? HS: Nêu những phương án có thể. GV: Dựa vào câu trả lời của Hs, chuyển ý như phần đầu mục 2. HĐ3: Tìm hiểu về các loại máy cơ đơn giản (8’) GV: Y/c Hs dọc thông tin SGK phần II.kết hợp với quan sát . chiếu (slide10) GV : Để di chuyển vât hoặc nâng vật nặng lên cao ta dùng những dụng cụ nào? HS : trả lời và bổ xung. (Tấm ván đăt nghiêng, xà beng , ròng rọc ) gọi là máy cơ đơn giản. GV :Y/c Hs quan sát, chiếu (slide11-17)và hoàn câu hỏi c4trong SGK HS : trả lời và bổ xung. GV: Kết luận GV : Máy cơ đơn giản có tác dụng gì? HS :Trả lời GV: Kết luận HĐ4: Vận dụng, (10’) GV : Y/c HS giải bài tập c5. GV: Phát phiếu học tập số2 cho hs. HS : hoạt động nhóm(3 Phút) GV: Thu phiếu học tập và trình chiếu HS: Nhận xét chéo. GV: Nhận xét bổ xung Kết luận. Không , vì tổng các lực kéo của cả bốn người là 400N . 4 người = 1600N < trọng lượng của ống bê tông (2000N). (slai18-20). GV: Chiếu phần kết luận chung(slide21) - Gọi 1-2 HS đọc kết luận chung, chép vào vở I.Kéo vật lên theo phương thẳng đứng. 1.Đặt vấn đề: SGK 2.Thí nghiệm. a.dụng cụ. -Giá thí nghiệm -Hai lực kế, -Khối trụ kim loại có móc. b.Tiết hành đo. -Đo trọng lượng của vật -Đo lưc kéo c.Nhận xét. Lực kéo vật lên bằng trọng lượng của vật. (Fk = P) 3.Rút ra kết luận. Lực kéo vật lên ít nhất bằng (hoặc lớn hơn ) trọng lượng của vật. (Fk ≥ P) II.Các máy cơ đơn giản. -Tấm ván đăt nghiêng, xà beng , ròng rọc là những máy cơ đơn giản + Ba loại máy cơ đơn giản thường dùng là: -Mặt phẳng nghiêng -Đòn bẩy. -Ròng rọc. +Tác dụng của máy cơ đơn giản là: Những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng Kết luận chung: (SGK Trang43) 4.củng cố (4 phút) -Làm BT13.1( SBT trang 42) (slide22) GV:Người ta thường sử dụng các loại máy cơ đơn giản nào để thực hiện các công việc sau: đưa thùng hàng lên ô tô tải, đưa vật liệu xây dựng lên cao, kéo nước từ giếng lên HS:Trả lời.( Mặt phẳng nghiêng, Ròng rọc) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’). Học bài theo vở ghi và SGK. Làm bài tập 13.2 đến 13.6 SBT trang 42. Đọc trước bài: Mặt phẳng nghiêng. chiếu (slide23) IV. Rút kinh nghiệm ......................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: