Giáo án Tin học 6 - Chương 1: Làm quen với Tin học và máy tính - Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính - Trần Thị Linh - Trường THCS Tân Đông

1.MỤC TIÊU

1.1 Kiến thức

- HS biết:

+ Hoạt động 1: Học sinh biết được mô hình và quá trình hoạt động của máy tính?

 + Hoạt động 2: Học sinh biết được cấu trúc chung của máy vi tính.

- HS hiểu:

+ Hoạt động 1: Học sinh hiểu được mô hình và quá trình hoạt động của máy tính?

 + Hoạt động 2: Học sinh hiểu được cấu trúc chung của máy vi tính như thế nào?

1.2 Kỷ năng

- Học sinh thực hiện được mô hình và quá trình hoạt động của máy tính?.

- Học sinh thực hiện thành thạo được cấu trúc chung của máy vi tính. .

1.3 Thái độ

- Thói quen: Học tập tích cực, hăng say.

- Tính cách: Chăm ngoan.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Chương 1: Làm quen với Tin học và máy tính - Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính - Trần Thị Linh - Trường THCS Tân Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 03– Tiết : 06
Ngày dạy: 9/3/2014
Bài 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
1.MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức
- HS biết:
+ Hoạt động 1: Học sinh biết được mô hình và quá trình hoạt động của máy tính?
	+ Hoạt động 2: Học sinh biết được cấu trúc chung của máy vi tính.
- HS hiểu:	
+ Hoạt động 1: Học sinh hiểu được mô hình và quá trình hoạt động của máy tính?
	+ Hoạt động 2: Học sinh hiểu được cấu trúc chung của máy vi tính như thế nào?
1.2 Kỷ năng
- Học sinh thực hiện được mô hình và quá trình hoạt động của máy tính?.
- Học sinh thực hiện thành thạo được cấu trúc chung của máy vi tính. . 
1.3 Thái độ
- Thói quen: Học tập tích cực, hăng say.
- Tính cách: Chăm ngoan.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Mô hình quá trình ba bước.
- Cấu trúc chung của máy tính điện tử.
3. CHUẨN BỊ
3.1 Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu.
3.2 Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện (1 phút)
Lớp 6A6:	
4.2 Kiểm tra miệng (5p)
Đề ra:
Câu 1: Nêu một số khả năng của máy tính? (5đ)
Câu 2: Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì (5đ)
Đáp án:
Câu 1: Một số khả năng của máy tính ?
* Khả năng tính toán nhanh
* Tính toán với độ chính xác cao
* Khả năng lưu trữ lớn
*Khả năng "làm việc" không mệt mỏi
Câu 2: 
- Thực hiện các tính toán
- Tự động hoá các công việc văn phòng
- Hỗ trợ công tác quản lý
- Công cụ học tập và giải trí
- Điều khiển tự động và robot
- Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến
4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động1: Mô hình quá trình ba bước (12p)
GV mở đầu bằng việc trao đổi với HS về các công việc quen thuộc hàng ngày của các em. Cố gắng gợi ý để các em tách công việc đó thành 3 bước.
 Trên cơ sở mô hình hoá nhiều hoạt động cụ thể bằng mô hình 3 bước từ đây GV hoặc 1 HS trình bày lại mô hình hoạt động thông tin của con người (đã được trình bày trong bài 1) từ đó rút ra kết luận về mô hình xử lý thông tin cũng là một mô hình 3 bước.
*Hoạt động 2: Cấu trúc chung của máy tính điện tử(20p)
 Khi giới thiệu cấu trúc và các thành phần của máy tính, GVsử dụng một máy tính làm giáo cụ trực quan.
 Nhấn mạnh các loại máy tính khác nhau đều có chung một sơ đồ cấu trúc giống nhau gồm các thành phần chính sau CPU (bộ xử lý trung tâm), bộ nhớ, thiết bị vào và thiết bị ra.
Để giới thiệu các thành phần của máy tính, GV kết hợp thực hiện một số thao tác minh họa. Chẳng hạn chạy chương trình Calculator hoặc Notepad, các trò chơi đơn giản...Khi giới thiệu thiết bị vào/ra nên thực hiện một số thao tác liên quan đến thiết bị đó.
 Thuật ngữ bộ nhớ ngoài được sử dụng để gọi các thiết bị lưu trữ thông tin (đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD...)
1. Mô hình quá trình ba bước
Nhập Xử lý xuất
(Input) (OUTPut) 
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử
- Cấu trúc gồm các khối chức năng: bộ xử lý trung tâm; thiết bị vào và thiết bị ra (thường được gọi chung là thiết bị vào/ra). Ngoài ra để lưu giữ thông tin trong quá trình xử lý, máy tính điện tử còn có thêm một khối chức năng quan trọng nữa là bộ nh
* Bộ xử lý trung tâm (CPU)
- Bộ xử lý trung tâm có thể được coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
* Bộ nhớ
- Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.
- Người ta chia bộ nhớ thành 2 loại: Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
 Một tham số quan trọng của thiết bị lưu trữ là dung lượng nhớ (khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều hay ít).
 Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte (đọc là bai, một byte gồm 8 bit)
Tên gọi
Kí hiệu
So sánh với các đơn vị đo khác
Ki-lô-byte
KB
1KB = 210 byte = 1024 byte
Me-ga-byte
MB
1 MB = 210 KB = 1 048 576 byte
Gi-ga-bai
GB
1 GB = 210 MB = 1 073 741 824 byte
* Thiết bị vào/ra (Input/Output - I/O)
 Các thiết bị vào/ra chia thành 2 loại chính: Thiết bị nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét...và thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ...
4.4 Tổng kết (4 p)
1. Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những bộ phận nào ?
2. Tại sao CPU có thể được coi như bộ não của máy tính
3. Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính
4. Hãy kể tên một vài thiết bị vào/ra của máy tính
4.5 Hướng dẫn học bài (3 p)
+ Đối với bài học ở tiết này:
+ Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
5.PHỤ LỤC
- Sgk tin học quyển 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Máy tính và phần mềm máy tính - Trần Thị Linh - Trường THCS Tân Đông.doc