Giáo án Tin học 6 - Tiết 37 Bài 13 - Làm quen với soạn thảo văn bản

 BÀI 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word (từ nay về sau sẽ gọi ngắn gọn là Word) là phần mềm soạn thảo văn bản, nhận biết được biểu tượng của Word và biết thực hiện thao tác khởi động Word.

- Hiểu được vai trò của các dải lệnh, các nhóm lệnh và các lệnh, biết được tác dụng ngầm định của các lệnh trên dải lệnh, biết mở các dải lệnh cũng như hộp thoại tương ứng của các nhóm lệnh và chọn các tuỳ chọn trong các hộp thoại.

2. Kĩ năng: HS nhận biết và phân biệt được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word: các dải lệnh, các lệnh dưới dạng biểu tượng trực quan trên các dải lệnh,.

3. Thái độ: Học tập tích cực, có ý thức tự giác, vượt qua khó khăn, nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 2 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Tiết 37 Bài 13 - Làm quen với soạn thảo văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2018
Ngày dạy: 04/01/2018
Tuần 20
Tiết: 37 
	BÀI 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS biết vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word (từ nay về sau sẽ gọi ngắn gọn là Word) là phần mềm soạn thảo văn bản, nhận biết được biểu tượng của Word và biết thực hiện thao tác khởi động Word. 
- Hiểu được vai trò của các dải lệnh, các nhóm lệnh và các lệnh, biết được tác dụng ngầm định của các lệnh trên dải lệnh, biết mở các dải lệnh cũng như hộp thoại tương ứng của các nhóm lệnh và chọn các tuỳ chọn trong các hộp thoại. 
2. Kĩ năng: HS nhận biết và phân biệt được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word: các dải lệnh, các lệnh dưới dạng biểu tượng trực quan trên các dải lệnh,... 
3. Thái độ: Học tập tích cực, có ý thức tự giác, vượt qua khó khăn, nghiêm túc. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
6A1:................................................................................................................
6A2:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
	GV giới thiệu tổng quát nội dung chương soạn thảo văn bản.
3. Bài mới:
	* Hoạt động khởi động: So sánh soạn thảo văn bản bằng máy và bằng ta vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (10’) Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản.
+ GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trình bày khái niệm văn bản và soạn thảo văn bản.
+ GV: Cách thức soạn thảo văn bản truyền thống?
+ GV: Những khó khăn khi soạn thảo văn bản truyền thống.
+ GV: Đưa ra một số văn bản trình bày đẹp bằng phần mềm soạn thảo.
+ GV: Yêu cầu HS so sánh với văn bản truyền thống, từ đó rút ra những ưu điểm của việc soạn thảo văn bản trên máy.
+ GV: Giới thiệu phần soạn thảo văn bản. Được phát triển nhằm tạo ra công cụ hỗ trợ cho con người.
+ GV: Giới thiệu về phần mềm Microsoft Word.
+ GV: Cho HS quan sát các ví dụ để các em nhận biết.
+ GV: Chốt ý.
+ HS: Văn bản có thể gồm một vài dòng ngắn, có thể là quyển sách dày hàng nghìn trang,...
+ HS: Dùng bút hoặc các vật dụng khác để viết lên giấy,...
+ HS: Văn bản trình bày không được đẹp, khó sửa chữa, ...
+ HS: Quan sát và cho nhận xét bề các văn bản trên.
+ HS: Một số ưu điểm như: trình bày văn bản được đẹp, chính sác về kích thước, có thể chỉnh sủa được, nội dung phong phú,...
+ HS: Chú ý lắng nghe, hiểu được phần mềm soạn thảo văn bản là công cụ hỗ trợ con người.
+ HS: Quan sát, chú ý lắng nghe, tìm hiểu về phần mềm Word.
+ HS: Quan sát nhận biết các ví dụ do GV đưa ra.
+ HS: Thực hiện ghi bài.
1. Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản.
- Hoạt động tạo ra văn bản thường được gọi là soạn thảo văn bản.
- Các phần mềm giúp tạo ra văn bản trên máy tính được gọi chung là phần mềm soạn thảo văn bản. 
Hoạt động 2: (15’) Khởi động Word.
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách khởi động các phần mềm trong Windows em đã được học.
+ GV: Word được khởi động tương tự như mọi phần mềm trong Windows.
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác mở Word.
+ GV: Yêu cầu các HS thực hiện trên máy khởi động Word.
+ GV: Giới thiệu phần mềm sau khi HS thực hiện khởi động Word.
+ GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện khởi động Word.
+ GV: Cho các bạn khác thực hiện thao tác dưới máy.
+ GV: Gọi một HS bất kỳ nhận xét thao tác thực hiện của bạn.
+ GV: Kiểm tra các bước thực hiện của HS.
+ HS: Có 2 cách thông dụng để khỏi động. Nháy đúp chuột, sử dụng bảng chọn Start.
+ HS: Quan sát, lắng nghe và nhận biết cách khởi động phần mềm Word.
+ HS: Quan sát GV làm mẫu và ghi nhớ cách thực hiện.
+ HS: Thực hiện khởi động trên máy tính.
+ HS: Quan sát, chú ý lắng nghe và hiểu bài.
+ HS: Khởi động:
Cách 1: Nháy đúp chuột lên biểu tượng phần mềm trên màn hình.
Cách 2: Nháy nút Start à All Programs à Microsoft Office à Microsoft Word.
+ HS: Thực hiện thao tác theo yêu cầu của GV đưa ra.
2. Khởi động Word.
Cách 1: Nháy đúp chuột lên biểu tượng phần mềm trên màn hình.
Cách 2: Nháy nút Start à All Programs à Microsoft Office à Microsoft Word.
Hoạt động 3: (15’) Tìm hiểu có gì trên cửa sổ Word?
+ GV: Giới thiệu một số thành phần chính trên cửa sổ Word.
+ GV: Yêu cầu HS lên bảng nhắc lại và chỉ rõ các thành phần chính đó.
+ GV: Gọi một số HS lên bảng thực hiện các nội dung theo yêu cầu trên.
+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát và nhận xét nội dung trên.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung cho các em.
+ GV: Giới thiệu bảng chọn.
+ GV: Yêu cầu HS quan sát thanh bảng chọn và nhận xét.
+ GV: Mở các bảng chọn và giới thiệu đó là các lệnh. Yêu cầu HS cho nhận xét về các lệnh.
+ GV: Để thực hiện một lệnh nào đó ta làm như thế nào.
+ GV: Giới thiệu nút lệnh.
+ HS: Quan sát chú ý và nhận biết các thành phần chính.
+ HS: Các thành phần chính là:
- Các bảng chọn;
- Các nút lệnh;
- Thanh công cụ;
- Con trỏ soạn thảo văn bản;
- Vùng soạn thảo văn bản;
- Thanh cuộn dọc;
- Thanh cuộn ngang.
+ HS: Quan sát màn hình.
+ HS: Có nhiều bảng chọn khác nhau, nằm trên thanh bảng chọn.
+ HS: Các lệnh được sắp xếp theo từng nhóm trong các bảng chọn đạt tên trên thanh bảng chọn.
+ HS: Nháy chuột vào tên bảng chọn, chứa lệnh đó và chọn lệnh. 
+ HS: Quan sát nhận biết.
3. Có gì trên cửa sổ của Word.
Các thành phần chính là:
- Dải lệnh;
- Lệnh và nhóm lệnh;
- Vùng soạn thảo;
- Con trỏ soạn thảo;
- Thanh cuộn dọc;
- Thanh cuộn ngang.
a. Dải lệnh.
- Mỗi dải lệnh có tên để phân biệt và gồm các lệnh để thực hiện việc xử lí văn bản.
b. Lệnh.
- Mỗi lệnh được hiển thị dưới dạng một biểu tượng trực quan, dễ nhận biết và phân biệt.
4. Củng cố:
- Củng cố trong nội dung bài học.
5. Dặn dò: (1’)
- Xem trước nội dung bài học tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20 tiet 37_12244836.doc