Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản - Trần Trung Hiếu

1. Mục tiêu:

1.1/ Kiến thức:

- Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.

- Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó cũng như cách di chuyển con trỏ soạn thảo.

- Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word.

- Biết cách gõ văn bản tiếng Việt.

1.2/ Kĩ năng: Thực hiện được các thao tác gõ chữ Việt trên văn bản.

1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

2. Chuẩn bị:

2.1/ Chuẩn bị của GV: Phòng máy, bài giảng điện tử.

2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu trước nội dung bài học.

3. Tổ chức các hoạt động học tập:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản - Trần Trung Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
Ngày soạn: ././2014
Tiết theo PPCT: 41-42
Tuần: 21
1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức: 
- Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.
- Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó cũng như cách di chuyển con trỏ soạn thảo.
- Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word.
- Biết cách gõ văn bản tiếng Việt.
1.2/ Kĩ năng: Thực hiện được các thao tác gõ chữ Việt trên văn bản.
1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
2.1/ Chuẩn bị của GV: Phòng máy, bài giảng điện tử.
2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu trước nội dung bài học.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
- HS1:
+ Nêu thao tác mở văn bản đã có trên máy tính.
+ Thực hành mở văn bản đã có trên máy tính.
- HS2: 
+ Nêu thao tác lưu văn bản .
+ Thực hành lưu văn bản vào máy tính.
- Yêu cầu HS nhận xét. GV chấm điểm.
- HS1: Lần lượt trả lời.
- HS2: Lần lượt trả lời.
3.3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Các thành phần của văn bản.
- Giới thiệu các thanh phần của văn bản như : kí tự, dòng, đoạn, trang.
- Cho HS quan sát hình SGK để phân biệt kí tự dòng, đoạn trang.
- HS chú ý nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát hình SGK để nắm rõ hơn các khái niệm trên.
1. Các thành phần của văn bản :
a. Kí tự : là con chữ, số, kí hi ệu, ...
b. Dòng : là tập hợp các kí tự nằm trên một hàng ngang từ lề trái sang lề phải.
c. Đoạn : nhiều câu liên tiếp, có liên hệ với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa tạo thành một đoạn văn bản.
d. Trang : Phần văn bản trên một trang in gọi là trang văn bản.
Hoạt động 2 : Con trỏ soạn thảo.
- Giới thiệu con trỏ soạn thảo, vị trí xuất hiện của con trỏ soạn thảo trong văn bản.
- Nếu muốn chèn kí tự hay một đối tượng vào văn bản, ta di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn bằng cách nháy chuột vào vị trì đó.
- Chú ý: Cần phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột.
- Ta có thể sử dụng phím Home, End,  trên bàn phím để di chuyển con trỏ soạn thảo.
- HS chú ý nghe và ghi nhớ.
2. Con trỏ soạn thảo :
 Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào.
 Nếu muốn chèn kí tự hay một đối tượng vào văn bản, ta di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn bằng cách nháy chuột vào vị trí đó.
Hoạt động 3 : Quy tắc gõ văn bản trong Word. 
- Giới thiệu 4 qui tắc cơ bản gõ văn bản.
- Yêu cầu HS phát hiện các lỗi gõ văn bản ở đoạn văn bản SGK.
- GV nhấn mạnh lại 4 quy tắc gõ văn bản.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS phát hiện và nêu các lỗi của đoạn văn bản SGK.
3. Quy tắc gõ văn bản trong Word :
- Các dấu ngắt câu như . , ; : ! ? phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là khoảng trắng nếu còn nội dung.
- Các dấu mở ngoặc và các dấu nháy phải được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo. Các dấu đóng ngoặc và các dấu nháy phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó.
- Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống.
- Em nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản chuyển sang đoạn mới.
 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
- Nêu các thành phần cơ bản của một văn bản.
- Nêu các quy tắc gõ văn bản trong văn bản.
4.2/ Hướng dẫn về nhà: 
- HS học bài.
- Chuẩn bị tiếp nội dung còn lại.
Tiết 2:
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
+ HS:
- Nêu các thành phần cơ bản của một văn bản.
- Nêu các quy tắc gõ văn bản trong văn bản.
+ Yêu cầu HS nhận xét. GV chấm điểm.
- HS1: Lần lượt trả lời.
3.3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động 4 : Gõ văn bản chữ Việt.
- Giới thiệu cách gõ văn bản chữ Việt.
- Nói đến chữ Việt chúng ta quy ước đó chữ quốc ngữ. Muốn soạn thảo được văn bản chữ Việt chúng ta phải có một chương trình hổ trợ để có thể:
+ Gõ được chữ Việt vào máy tính bằng bàn phím.
+ Xem được chữ Việt
+ In được chữ việt
- Chú ý để gõ chữ Việt cần phải chọn tính năng của chương trình gõ. Ngoài ra để hiển thị và in chữ Việt còn cần chọn đúng phông chữ phù hợp với chương trình gõ.
- Yêu cầu HS thực hành trên máy gõ một đoạn văn bản bằng chữ Việt.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- Cả lớp thực hiện
4. Gõ văn bản chữ Việt :
a)Kiểu VNI:
1 " Sắc 	o6" ô, a6" â,
2 " Huyền 	e6"ê, o7" ơ 
3 " Hỏi 	u7"ư, a8"ă
4 " Ngã 	d9"d9
5 " Nặng
b)Kiểu TELEX:
s " sắc oo"ô, aa"â, ee"ê
f " Huyền ow,[ "ơ, uw,[,ww"ư
r " Hỏi aw"ă
x " Ngã dd"đ
j " Nặng 
VD:Gõ từ “Trường Học”
+VNI: Tru7o72ng Ho5c
+TELEX: Truwowfng Hojc
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
- Nhắc lại cách gõ văn bản kiểu Vni, Talex.
- Hướng dẫn HS giải các bài tập 2, 3 trang 74 – SGK.
4.2/ Hướng dẫn về nhà: 
- HS học bài, nắm chắc các kiến thức vừa học.
- Làm các bài tập 4, 5, 6 trang 74 – 75 SGK và các bài tập ở SBT.
- Đọc bài đọc thêm.
- Xem trước bài thực hành.
- Tiết sau xuống phòng máy thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản - Trần Trung Hiếu.doc