Tiết 9: Áp suất khí quyển

I/Mục tiêu:

-Giải thích sự tồn tại của lớp khí quyển ,áp suất khí quyển

-Giải thích được thí nghiệm Tô-ri-xen-li và một số hiện tượng đơn giản thường gặp

-Hiểu được vì sao độ lớn áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi đơn vị từ mmHg sang đơn vị N/m2

II/Chuẩn bị:

Cho mỗi nhóm học sinh:

-Hai vỏ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng

-Một ống thuỷ tinh dài 10-15cm,tiết diện2-3mm2

-Một cốc đựng nước

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 9: Áp suất khí quyển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN :GIAO LƯU CHUYÊN MÔN
Tiết 9:ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I/Mục tiêu:
-Giải thích sự tồn tại của lớp khí quyển ,áp suất khí quyển
-Giải thích được thí nghiệm Tô-ri-xen-li và một số hiện tượng đơn giản thường gặp
-Hiểu được vì sao độ lớn áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi đơn vị từ mmHg sang đơn vị N/m2
II/Chuẩn bị:
Cho mỗi nhóm học sinh:
-Hai vỏ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng
-Một ống thuỷ tinh dài 10-15cm,tiết diện2-3mm2
-Một cốc đựng nước
III/Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1(5p):Kiểm travà tổ chức tình huống học tập:
1/Kiểm tra(4p)
-Chất lỏng gây ra áp suất như thế nào?viết công thức tính áp suất chất lỏng
2/Tổ chức tình huống học tập(1p):
GV làm thí nghiệm hình 9.3 SGK .Tại sao khi nhất ống nghiệm ra khỏi cốc và bịt kín đầu phía trên thì nước không chảy ra còn nếu không bịt nữa thì nước chảy ra
Gv ghi đề bài học lên bảng
Hoạt động 2(15p):Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển
GV:Trái Đất được bao bọc bởi một lớp không khí dày,mặc dù không khí rất nhỏ bé nhưng có khối lượng Không khí có trọng lượng 
Gv hỏi:Vì sao chất lỏng có áp suất?
Gv hỏi:Như vậy không khí có trọng lượng sẽ như thế nào?
*Áp suất không khí đó gọi là áp suất khí quyển
-Để xem áp suất khí quyển tồn tại như thế nào ta lần lượt tìm hiểu các thí nghiệm
Gv giao dụng cụ TN ở hình 9.2,9.3 SGK cho học sinh
-Yêu cầu học sinh trả lời câuC1
Nếu học sinh không trả lời được thì GV gợi ý:
+Bên trong vỏ hộp sữa chịu tác dụng của áp suất nào?(pkk bên trong tác dụng lên vỏ hộp sữa ở mọi phương vàpkq>pkk)
-GV yêu cầu học sinh làm TN hình 9.3 sgk và trả lời câu hỏi C2
Nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên gợi ý
Áp suất tác dụng lên chất lỏng ở miệng ống gồm những áp suất nào?
(p chất lỏng,pkk trong ống,p kq từ dưới lên
pcl+pkkto=pkq)
-Yêu câu học sinh trả lời câu C3
Nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên gợi ý:Nếu thả ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì áp suất tác dụng lên chất lỏng ở miệng ống gồm áp suất nào
p chất lỏng,pkq từ trên xuống,p kq từ dưới lên.chính sự chênh lệch áp suất này làm nước chảy ra
GV dùng tranh giới thiệu TN3 và yêu cầu học sinh trả lời câu C4
GV:Qua 3 thí nghiệm trên ta rút ra kết luận gì về sự tồn tại của áp suất khí quyển?
(GV treo bảng phụ có nội dung ghi phần1)
GV :Qua thí nghiệm 3 ta thấy áp suất khí quyển rất lớn vậy thì độ lớn đó bằng bao nhiêu?chúng ta cùng tìm hiểu phần 2 độ lớn của áp suất khí quyển
Hoạt động 3(14p):Tìm hiểu độ lớn của áp suất khí quyển
Tại sao không tính áp suất khí quyển trực tiếp từ công thức p=d.h
GV dùng tranh vẽ sẵn hình 9.5 và giới thiệu TN
Yêu cầu học sinh trả lời C5,C6,C7
Yêu cầu học sinh giải câu C7
(Gv treo bảng phụ có giải sẵn câu C7 để học sinh đối chiếu nhận xét)
GV:Áp suất khí quyển có độ lớn 103360N/m2 đang tác dụng lên vật có độ cao ngang với mực nước biển
-Yêu cầu học sinh đọc chú ý trong sgk
-GV:Độ lớn của áp suất khí quyển được tính như thế nào?
(Gv treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung 2)
Hoạt động 4(10p):Vận dụng
-Yêu câu học sinh làm câu C10
-Gọi 1hs giải câu C11
-1 học sinh lên bảng trả lời
-Cá nhân học sinh quan sát thí nghiệm do giáo viên làm
-Chất lỏng có trọng lượng
-áp suất của không khí
-Nhóm học sinh nhận dụng cụ và kiểm tra dụng cụ
-Đại diện nhóm trả lời câu C1 (dùng bảng phụ)
C1:Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra,thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất không khí bên ngoài ,nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất của không khí từ ngoài vào và làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía
C2:Nước không chảy ra
Áp suất tác dụng lên chất lỏng ở miệng ống cân bằng với áp suất khí quyển tác dụng từ dưới lên
C3:Nước chảy ra vì khi thả ngón tay bịt đầu trên của ống thì khí trong ống thông với khí quyển,áp suất khí trong ống cộng với áp suất do cột nước lớn hơn áp suất khí quyển nước chảy từ trong ống ra
C4:Áp suất trong quả cầu bằng 0,vỏ quả cầu chịu áp suất của khí quyển từ mọi phía nên hai bán cầu ép chặt vào nhau
d giảm dần theo độ cao
h:độ cao lớp khí quyển không xác định được 
-Cá nhân học sinh trả lời câu C5,C6
C5:Áp suất tác dụng lên A (ngoài ống) và áp suất tác dụng lên B (Trong ống ) bằng nhau
C6:Áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển,áp suất tác dụng lên B là áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thuỷ ngân cao 76cm
Một học sinh lên bảng giải câu C7
Cá nhân học sinh đọc sgk
-Cá nhân học sinh trả lời
-Cá nhân học sinh làm câu C10
C10:Nói áp suất khí quyển bằng 76cm Hg nghĩa là không khí gây ra áp suất bằng áp suất ở đáy của cột thuỷ ngân cao 76cm
C11:1hs lên bảng giải
Giả sử thay thuỷ ngân bằng nước trong ống Tô-ri-xen-li thì chiều cao cột nước : p=d.hÞh==103360/10000
=10,336(m)
ống Tô-ri-xen-li dài hơn 10,336m
Tiết9:ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I/Sự tồn tại của áp suất khí quyển
1/Thí nghiệm
a/TN1:Hình 9.2(sgk)
b/TN2:hình 9.3(sgk)
c/TN3:hình 9.4sgk
2/Kết luận:Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương
II/Độ lớn của áp suất khí quyển
1/TN:Tô-ri-xen-li
-Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngan trong ống Tô-ri-xen-li
-Người ta dùng mmHg (cmHg) làm đơn vị đo áp suất khí quyển
*Củng cố hướng dẫn về nhà:(Gv ghi sẵn trên bảng phụ)
-Học sinh đọc lại nội dung bài học ở hai bảng phụ
-Về nhà làm bài tập :9.1;9.2;9.3;9.4 sbt
-Đọc mục có thể em chưa biết
-Chuẩn bị bài từ 1-9 để tiết sau kiểm tra một tiết
IV/Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Áp suất khí quyển (2).doc