Giáo án Tin học 6 - Chương II: Phần mềm học tập - Bài 6: Học gõ mười ngón - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc

1. MỤC TIÊU

1.1. kiến thức:

- HS biết:

Biết các loại bàn phím

- HS hiểu:

Hs hiểu cách thực hiện gõ 10 ngón.

1.2. kỉ năng:

-Học sinh nắm được các phương pháp rèn luyện kỹ năng bàn phím.

1.3. thái độ:

- Giới thiệu các phần mềm học tập trong chương trình.

 - Tác phong làm việc chuyên nghiệp

2. TRỌNG TÂM

 - Bàn phím máy tính.

 - Ích lợi của việc gõ phím bằng mười ngón.

 - Tư thế ngồi.

3. CHUẨN BỊ

3.1.Giao1 viên: Bàn phím tháo rời.

3.2.Học sinh: Vở ghi, đồ dùng.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Chương II: Phần mềm học tập - Bài 6: Học gõ mười ngón - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 6 - tiết: 11,12
Tuần dạy: 6	
HỌC GÕ MƯỜI NGÓN
1. MỤC TIÊU
1.1. kiến thức: 
- HS biết:
Biết các loại bàn phím
- HS hiểu:
Hs hiểu cách thực hiện gõ 10 ngón.
1.2. kỉ năng: 
-Học sinh nắm được các phương pháp rèn luyện kỹ năng bàn phím.
1.3. thái độ: 
- Giới thiệu các phần mềm học tập trong chương trình. 
 - Tác phong làm việc chuyên nghiệp
2. TRỌNG TÂM
 - Bàn phím máy tính.
 - Ích lợi của việc gõ phím bằng mười ngón.
 - Tư thế ngồi.
3. CHUẨN BỊ
3.1.Giao1 viên: Bàn phím tháo rời.
3.2.Học sinh: Vở ghi, đồ dùng.
4.TIẾN TRÌNH 
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 Lớp 6a1: 	
 Lớp 6a2: 	
 Lớp 6a3: 	
	4.2. Kiểm tra miệng: 
 Câu hỏi:
	1/ Chuột có những thao tác nào?
	2/ Phần mền Mouse Skills có những mức nào?
 Trả lời:
	1/ Gồm: Di chuyển chuột, Nháy chuột,Nháy nút phải chuột, nháy đúp chuột, Kéo thả chuột.
	2/ Có 5 mức tương ứng với 5 thao tác của con chuột.
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu về bàn phím.
* Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta đã làm quen với cách sử dụng chuột, hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một thiết bị không thể thiếu khác của máy tính đó là: Bàn phím.
? Theo em để rèn luyện tốt kỹ năng gõ phím cần những yếu tố nào. Tại sao?
HS: quan sát trả lời
GV: Giới thiệu bằng hình ảnh cho HS biết về cách bố trí các hàng phím, các phím chức năng, phím điều khiển. Chỉ rõ cho HS biết các phím soạn thảo (khi gõ sẽ hiển thị kí tự vừa gõ trên màn hình). 
Hàng phím cơ sở:
Phím chữ F và phím chữ J là 2 phím có gai chính là nơi dùng để đặt hai ngón trỏ của 2 tay.
Hàng phím trên:
Và hàng phím dưới:
Hướng dẫn cách đặt các ngón tay cho HS thực hành. Chỉ cho HS nhận thấy được các ngón tay nào thì phụ trách những phím nào trên từng dãy phím. Không vội vàng, chủ yếu cho HS luyện tập thao tác đúng để rèn luyện về sau
HS: quan sát, tự tổng hợp kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười ngón.
GV: Ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón: Ngoài việc giúp gõ nhanh văn bản một cách chính xác còn giúp hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính. Giúp con người “thoát ly” khỏi việc gõ và tập trung tư duy vào nội dung gõ, tránh phân tán làm ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản.
Tiết 12 - Hoạt dộng 3: “Tư thế ngồi đúng khi làm việc”?
GV: ?khi làm việc với máy tính tư thế ngồi của người dùng như thế nào là đúng?
HS: thảo luận, trả lời
GV: Kết luận
	Hướng dẫn HS về mặt kỹ thuật, một số quy tắc cần tuân thủ khi luyện tập để HS có thể tự rèn luyện ở nhà hoặc tự giác kết hợp rèn luyện trong các bài thực hành sau.	
1/ Bàn phím máy tính
Khu vực chính của bàn phím bao gồm 5 hàng phím: Các hàng phím từ trên xuống dưới lần lượt là:
+ Hàng phím số
+ Hàng phím trên
+ Hàng phím cơ sở: có hai phím F và J. Đây là hai phím dùng làm vị trí đặt ngón trỏ. Tám phím trên hàng cơ sở A, S, D, F, J, K, L, ; còn được gọi là các phím xuất phát
+ Hàng phím dưới
 + Hàng phím chứa phím cách
Các phím khác: có các phím điều khiển đặc biệt như: Spacebar, Ctrl, Alt, Shift, Caps lock, Tab, Enter và Backspace.
2/ ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón
- Tốc độ nhanh hơn
- Gõ chính xác hơn
3/ Tư thế ngồi
Ngồi thẳng lưng, đầu thẳng không ngửa ra sau cũng như không cúi về phía trước, mắt nhìn thẳng vào màn hình, hai tay thả lỏng trên bàn phím
GV: Nhắc về cách đặt tay trên phím, tư thế ngồi .. Sau đó cho HS luyện tập gõ các phím theo các mục trong phần 4 SGK/28-31
HS: Luyện tập – gõ đúng các ký tự theo yêu cầu của bài luyện
4/ Luyện tập
a/ Cách đặt tay và gõ phím
b/ Luyện gõ các phím hàng cơ sở
c/ Luyện gõ các phím hàng trên
d/ Luyện gõ các phím hàng dưới
e/ Luyện gõ kết hợp các phím
g/ Luyện gõ các phím ở hàng số
h/ Luyện gõ kết hợp các phím ký tự trên toàn bộ bàn phím
k/ Luyện gõ kết hợp với phím Shift
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
	- Câu 1: Quan sát vào các hình trong sgk trang 28,29,30. Trả lời câu hỏi:
a/ Bàn tay trái ngón tay út gõ những phím nào?
b/ Bàn tay phải ngón út gõ những phím nào?
c/ Bàn tay trái ngón tay áp út gõ những phím nào?
d/ Bàn tay phải ngón tay áp út gõ những phím nào?
e/ Bàn tay trái ngón tay giữa gõ những phím nào?
f/ Bàn tay phải ngón tay giữa gõ những phím nào?
g/ Bàn tay trái ngón tay trỏ gõ những phím nào?
h/ Bàn tay phải ngón tay trỏ gõ những phím nào?
i/ Bàn tay trái (phải) ngón tay cáiû gõ những phím nào?
- Đáp án câu 1:
a/ Phím a,q,z,1
b/ Phím ;,p,/,0
c/ Phím s,w,x,2
d/ Phím l,o,.,9
e/ Phím d,e,c,3
f/ Phím k,i,,,8
g/ Phím f,r,v,4,g,t,b,4,5
h/ Phím j,h,u,y,m,n,6,7
i/ Phím cách
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
Rèn luyện ở nhà (nếu có điều kiện).
Học bài mới ghi.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp
Nghiêm cứu bài 7: “SỬ DỤNG PHẦN MỀN MARIO ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM”. Trả lời các câu hỏi:
? Nêu cách khởi động phần mền
? Có những bài luyện tập nào
5. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Học gõ mười ngón - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc.doc