Giáo án Tin học 7 - Phần 1: Bảng tính điện tử - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán

1. MỤC TIÊU

1.1/ Kiến thức

 - Học sinh biết: Cách sử dụng một số hàm cơ bản như: SUM, AVERAGE, MAX, MIN.

- Học sinh hiểu: ý nghĩa của các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN.

1.2/Kỹ năng

- Thực hiện được: sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính

- Thực hiện thành thạo: 4 hàm chọn lệnh từ bảng chọn, gõ lệnh từ cửa sổ lệnh

1.3/ Thái độ

 - Thói quen: nhận thức được sự tiện lợi khi sử dụng hàm để tính toán

- Tính cách: Hình thành cho học sinh tính nghiêm túc, tích cực học tập.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

- Một số hàm thông dụng

3. CHUẨN BỊ

 3.1/ Giáo viên

 - Máy tính, máy chiếu

 3.2/ Học sinh

 - Xem trước bài mới

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Phần 1: Bảng tính điện tử - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10 - Tiết: 20
Ngày dạy: 
BÀI 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN(tt)
1. MỤC TIÊU
1.1/ Kiến thức
 	 - Học sinh biết: Cách sử dụng một số hàm cơ bản như: SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
- Học sinh hiểu: ý nghĩa của các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
1.2/Kỹ năng
- Thực hiện được: sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính
- Thực hiện thành thạo: 4 hàm chọn lệnh từ bảng chọn, gõ lệnh từ cửa sổ lệnh
1.3/ Thái độ
 - Thói quen: nhận thức được sự tiện lợi khi sử dụng hàm để tính toán
- Tính cách: Hình thành cho học sinh tính nghiêm túc, tích cực học tập.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Một số hàm thông dụng
3. CHUẨN BỊ 
	3.1/ Giáo viên
	- Máy tính, máy chiếu
	3.2/ Học sinh
	- Xem trước bài mới	
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
	4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện
	7.1: ....................... 	7.2:.................... 7.3:........................ 7.4:.......................
	4.2/ Kiểm tra miệng: 
Câu 1: (Câu hỏi bài cũ) Nêu các bước nhập hàm vào ô tính ? Yêu cầu hs nhập hàm sau : 
=SUM (A1,A2,A3)?
 Câu 2: (Câu hỏi bài mới) Nêu các hàm thông dụng tiết này chúng ta sẽ học? (10đ)
Đáp án:
Câu 1: Cách nhập hàm trực tiếp từ ô tính:
B1: Chọn ô
B2: Gõ dấu « = »
B3: Nhập hàm theo đúng cú pháp
B4: Nhấn phím enter
*HS thực hiện đúng.(5đ)
Câu 2: Các hàm thông dụng: Hàm tính trung bình cộng, hàm xác định giá trị lớn nhất, hàm xác định giá trị nhỏ nhất. (10đ)
4.3/ Tiến trình bài học
Các em đã được tìm hiểu về cách nhập hàm, cách sử dụng hàm bây giờ chúng ta đi vào tìm hiểu một số hàm cơ bản và cú pháp của các hàm đó.
 Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*Hoạt động 1: Một số hàm thông dụng (37p')
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Biết cú pháp các hàm: SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
+ Kỹ năng: Thực hiện thành thạo 4 hàm chọn lệnh từ bảng chọn, gõ lệnh từ cửa sổ lệnh
a. Hàm tính tổng
Gv : Để tính tổng của một dãy số sử dụng phép gì ?
Hs : Trả lời
Gv : Trong chương trình bảng tính ta có một hàm dùng để tính tổng.
Tên hàm : Sum
- Cú pháp: Sum(a,b,c)
Cách nhập: = Sum(a,b,c,...)
Trong đó a,b,c là các số hay địa chỉ ô tính, số lượng các biến không hạn chế.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Giả sử ô A2 chứa số 5, ô B8 chứa số 27 công thức sẽ ntn?
Hs: Trả lời
Gv: Chốt lại
= sum (5,27) hoặc sử dụng địa chỉ ô tính
= sum (A2,B8)
Chú ý: Hàm sum còn cho phép sử dụng địa chỉ các khối trong công thức tính giúp đơn giản trong việc liệt kê các giá trị tính toán.
VD: =Sum(A1,B3,C1:C10)=A1+B3+C1+...+C10.
b. Hàm tính trung bình cộng
Gv : Để tính tổng của một các số sau làm như thế nào?
 A1 chứa dữ liệu là 4,
 A2 chứa dữ liệu là 8, 
A3 chứa dữ liệu là 12?
Hs : Trả lời
Gv: Trong chương trình bảng tính có hàm dùng tính trung bình cộng:
Tên hàm Average
 Cú pháp: =Average(a,b,c)
Cách nhập: =Average(a,b,c...)
Trong đó a,b,c là các số hay địa chỉ ô tính, số lượng các biến không hạn chế.
Hs: Lắng nghe
Gv: Đưa ra ví dụ
=Average(4,8,12)
=Average(A1,A2,A3)
Gv: Ví dụ Khối A1:A5 lần lượt chứa các giá trị 10, 7,9,27,2 thì có:
=Average(A1,A5,3) là (10+2+3)/3
=Average(A1, A1:A4) là (10+10+7+9+27)/5
c. Hàm xác định giá trị lớn nhất.
Gv: Hàm xác định giá trị lớn nhất của một dãy số là hàm Max
Cách nhập: =Max(a,b,c)
Chú ý: Hàm Max cũng cho phép sử dụng kết hợp các số và địa chỉ ô tính cũng như địa chỉ các khối trong công thức tính.
Hs: Lắng nghe và ghi bài
Gv: Đưa ra ví dụ:
=Max(2,4,6,8,24,3) cho kết quả là 24
Khối A1:A5 lần chứa số 2,4,6,8,24,3 thì:
=Max(A1: A5) cho kết quả 24
d. hàm xác định giá trị nhỏ nhất
Gv: Hàm xác định giá trị lớn nhất của một dãy số là hàm Min
Tên hàm: Min
Cách nhập: =Min(a,b,c,)
Chú ý: Hàm Min cũng cho phép sử dụng kết hợp các số và địa chỉ ô tính cũng như địa chỉ các khối trong công thức tính.
Hs: Lắng nghe và ghi bài
Gv: Đưa ra ví dụ:
=Min(2,4,6,8,24,3) cho kết quả là 2
Khối A1:A5 lần chứa số 2,4,6,8,24,3 thì:
=Max(A1: A5) cho kết quả 2
1. Một số hàm thông dụng
a. Hàm tính tổng.
- Tên hàm: Sum
- Cú pháp: Sum(a,b,c)
Cách nhập: = Sum(a,b,c,...)
Trong đó: a,b,c: Là các biến số, (các biến số có thể là địa chỉ ô tính, điạ chỉ khối)
- Hàm Sum cho phép sử dụng địa chỉ khối trong công thức tính.
Ví dụ: Giả sử ô A2 chứa số 5, ô B8 chứa số 27 
Ta có:
= sum (5,27) 
= sum (A2,B8)
b. Hàm tính trung bình cộng
- Tên hàm Average
- Cú pháp: Average(a,b,c)
- Cách nhập: =Average(a,b,c...)
Trong đó: a,b,c: Là các biến số, (các biến số có thể là địa chỉ ô tính, điạ chỉ khối)
Ví dụ 
=Average(A1,A5,3) là (10+2+3)/3
=Average(A1, A1:A4) là (10+10+7+9+27)/5
c. Hàm xác định giá trị lớn nhất.
Hàm xác định giá trị lớn nhất của một dãy số là hàm Max
Tên hàm: Max
Cách nhập: =Max(a,b,c)
=Max(2,4,6,8,24,3) cho kết quả là 24
Khối A1:A5 lần chứa số 2,4,6,8,24,3 thì:
=Max(A1: A5) cho kết quả 24
d. hàm xác định giá trị nhỏ nhất
Tên hàm: Min
Cách nhập: =Min(a,b,c,)
=Min(2,4,6,8,24,3) cho kết quả là 2
Khối A1:A5 lần chứa số 2,4,6,8,24,3 thì:
=Max(A1: A5) cho kết quả 2
4.4 Tổng kết 
Trong bài học hôm nay các em cần nắm vững một số điểm sau:
Tên hàm, cú pháp và cách nhập của 4 hàm: Sum, Average, Max, Min
Cho HS làm 1 vài câu hỏi trắc nghiệm:
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu của cách nhập hàm không đúng?
A. = SUM(5,A3,B1);
B. =SUM(5,A3,B1
C. =sum(5,A3,B1);
D. =SUM (5,A3,B1);
 BT 2: Giả sử trong các ô A1,B1 lần lượt chứa các số -4, 3. 
Em hãy cho biết kết quả của các hàm sau:
a) =SUM(A1,B1)
b) =SUM(A1,B1,B1)
c) =SUM(A1,B1,-5)
d) =SUM(A1,B1,2)
e) =AVERAGE(A1,B1,4)
g) =AVERAGE(A1,B1,5,0)
Đáp án:
Bài 1: D
Bài 2: a: -1	b: 2 	c: -6 	f: 1	 	e: 1 	g: 1
4.5 Hướng dẫn học tập
- Đối với tiết học này: Học bài và làm BT 1,2,3 SGK.
 - Chuẩn bị bài mới: + Đọc bài đọc thêm 2: Sự kì diệu của số Pi
+ Xem trước bài tập 1, 2 của BTH 4: Bảng điểm của lớp em để tiết sau thực hành
5. PHỤ LỤC : 
- Sách giáo khoa, sách bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Sử dụng các hàm để tính toán.doc